Hoàng thị Quỳnh Hoa

TỰ BIÊN TỰ DIỄN

 

 

 

Bà chị dâu tôi mất ngày Thanksgiving, 2022. Em Phương Liên nghĩ là chị khôn, chọn ngày tốt để đi theo ông anh tôi, lại là ngày mồng một ta, tốt thật! Chị đă hôn mê gần một tuần, cháu H nói chị có thể đi bất cứ lúc nào. Thấy chị nằm yên như ngủ mấy ngày, tôi vẫn hy vọng chị sẽ hồi tỉnh nên khi cháu báo chị đi rồi th́ tôi mới thảng thốt lẩm bẩm “mất chị thật rồi.” Thấy các cháu sửa soạn mọi thứ cho tang lễ, tôi chợt nhớ đến phiên ḿnh th́ không có ai nên nay phải bắt đầu sắp xếp mọi thứ sẵn sàng cho các cháu khỏi bối rối sau này. Tôi vẫn tâm tâm niệm niệm cầu xin được đi trước chị v́ biết chị sẽ lo đầy đủ nhưng chị khôn, đă dành đi trước rồi. Xưa nay chị vẫn khôn hơn tôi! Mấy ngày trước khi hôn mê, chị bảo nhỏ, “c̣n mấy ngày nữa thôi” và tôi đă la chị không nên nói tầm bậy v́ ḿnh không biết được lúc đến cũng như lúc đi. Chị cứ lẩm bẩm, “mấy ngày nữa thôi!”
 

Và ḿnh phải làm ǵ đây? T́m cái h́nh đẹp để mọi người nh́n ḿnh lần cuối? Mà h́nh nào đây? H́nh đẹp nhất th́ trẻ quá, sợ có người không nh́n ra. H́nh mới đây th́ nhiều nếp nhăn quá, sợ có người thương bảo rằng không giống, rằng ngày xưa chị ấy đẹp! Mà chuyện đă xảy ra rồi khi tôi c̣n khỏe nè, chỉ già đi thôi, đại già với tuổi gần 90. Tuần trước tôi chụp selfie, h́nh đội mũ, cái mũ len rất dễ thương do một bạn Quốc Học ở Texas đan tặng, bạn An Hà Châu! Châu nổi hứng đan cho hai bộ mũ và tất, nói để tôi được ấm áp trong những tháng Đông ở Cali. Ôi, chỉ có dân Texas mới tưởng mùa Đông ở Cali lạnh. Châu quên là tôi ở miền Đông qua đây. Dù sao th́ cũng cám ơn tấm ḷng của bạn ḿnh và rất phục tài, tuổi này c̣n đan đác được. Khi nhận được h́nh đội mũ len tôi gởi, bạn Ngô thị Vân phán một câu xanh dờn: “Không giống mi!” Tôi buồn cười quá, không giống tôi th́ giống ai đây. Lâu lắm không gặp mặt. Chắc phải đi thăm Vân để Vân thấy bạn Vân già rồi. Màu thời gian không tha ai. Học tṛ Gia Long vẫn khen “cô c̣n đẹp” mà Vân th́ không đồng ư. Vân không muốn nói ra là già quá, hết đẹp rồi! Bạn Vân của tôi giờ này c̣n ngây thơ, c̣n muốn níu xuân xanh như nhạc sĩ Phạm Duy.

 

Giờ này tôi vẫn chưa chọn được h́nh nào! Nói đến h́nh để thờ, tôi nhớ người cô họ, mẹ anh Hoàng Như Tùng, dặn phải giữ cái h́nh khi c̣n trẻ để thờ cho cân xứng với h́nh ba anh v́ chú mất khi c̣n rất trẻ. Và nhớ thằng cháu nội của chị tôi khi nh́n ảnh chị, cháu nói với bố cháu “bà nội trẻ quá” v́ thấy bà ngoại già, và mấy bà chung quanh đều già như ngoại. Nó đâu biết bà nội nó qua đời khi bố nó mới 4 tuổi rưởi. Tôi mất chị đă hơn nửa thế kỷ, nhưng vẫn c̣n thương nhớ chị. Tôi nghĩ phải gởi cho cậu em thủ tự nhà thờ h́nh tôi và nhà tôi chụp chung lúc đă ngoài 60 để khỏi chiếm hai chỗ để ảnh thờ!

 

Chuyện thứ hai là làm video với h́nh ảnh từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, đám cưới, con cái, du lịch vui chơi với gia đ́nh, bạn bè ... mà ngày trước đâu thấy. Ai bày đặt màn video này từ thuở nào? Chắc mục này bỏ qua cũng được v́ không có con cháu th́ ai làm! Hay cứ thu nhặt h́nh ảnh du lịch năm châu bốn biển rồi đưa cho các cháu. Thấy mấy cháu quá bận rộn với cuộc sống hằng ngày nên cũng ngại. Mà tôi chạy loạn sang xứ này từ năm 1968, không đem theo h́nh ảnh kỷ niệm ǵ hết. Số là tôi đi công tác ngắn hạn. Vừa đến Mỹ chừng hai tuần th́ biến cố Mậu Thân ập đến. Tôi phải tỵ nạn bất đắc dĩ! Đời sống tỵ nạn cũng khá vất vả. Xưa nay, không hề biết nấu nướng, không hề biết lo trong, ngó ngoài. Ở nhà đă có cô đầu bếp nấu ăn rất giỏi, giặt giũ cũng hắn, săn sóc nhà cửa cũng hắn. Mỗi sáng hắn để sẵn quần áo cho tôi, mỗi ngày một bộ khác nhau. Lại có con bé, cháu ông làm vườn ở quê lên đi học. Mỗi khi đi dạy về là nó làm cho ly nước cam vắt, bưng ra mời tận miệng. Đời sống của cô giáo Gia Long êm đềm hạnh phúc như thế, nhưng không được bao lâu th́ phải một ḿnh lang thang ở xứ người. Th́ cũng là phần số của ḿnh thôi v́ hồi c̣n ở Trung học, một ông thầy đă tiên đoán tôi phải sống xa quê hơn nửa đời người! Một ông thầy tử vi khác th́ nhất định cuối đời tôi muốn an hưởng tuổi vàng ở quê nhà cũng được, và tôi đă muốn như vậy từ khi đem tro cốt của nhà tôi về Huế nhưng chị dâu tôi cứ cản. Chị bảo nay c̣n khỏe, họ hàng vui vẻ với ḿnh chứ khi bệnh hoạn, họ phải săn sóc lâu dài th́ không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra làm tôi cũng hoang mang. Nhưng nay th́ chị cũng bỏ tôi đi chơi chỗ khác rồi. Không c̣n ai tha thiết níu kéo nữa. Và giờ đây tôi phải lo sắp đặt mọi thứ cho ḷng được thanh thản mà vui chơi những tháng ngày c̣n lại.

 

C̣n nhớ chị dâu thường nói tang lễ phải giản dị nhưng phải có hoa và tôi đồng ư nên có nhiều hoa cho trang trọng, ấm cúng. Không mở nắp áo quan v́ dù nhà quàn có giỏi đến đâu th́ vẫn không thể làm ḿnh đẹp như hồi trước được. Không nên để lại ấn tượng buồn cho bà con, bạn bè khi phải nh́n h́nh hài nằm yên bất động mà mặt mày th́ không giống ḿnh! Cũng không để khách đến viếng thắp nhang v́ nhiều người dị ứng với hương nhang. Chỉ cần xá hai xá trước bàn thờ linh và lặng lẽ nói lời tiễn biệt là đủ rồi. Ai muốn phúng điếu th́ welcome, dùng tiền cúng chùa hay làm việc thiện cũng tốt và như vậy bạn bè thân quen cũng thấy được yên ḷng là đă tṛn bổn phận với người thương mới khuất. Và dĩ nhiên là thân tứ đại phải cho về với cát bụi sớm th́ tốt nên hỏa thiêu là giải pháp hợp lư nhất. Cũng không nên cúng thất làm ǵ v́ tục lệ 49 ngày là một dạng tín ngưỡng lâu đời, có lẽ là ảnh hưởng văn hóa Tàu v́ người Korea cũng ảnh hưởng Tàu nhiều nên cũng tin sau 49 ngày, thần thức đi t́m cha mẹ mới! Tin hay không tin cũng không sao v́ đầu thai chuyển thế là do nghiệp dẫn, không phải cứ cúng kiến, lễ bái, cầu nguyện là có thể đổi được nghiệp quả! Tất cả mọi nghi lễ là chỉ để yên ḷng người sống, an ủi người ở lại v́ người thân mới đó mà không c̣n nữa, không bao giờ t́m thấy lại được nữa. Con cháu hụt hẫng, ngơ ngác với nỗi mất mát đột ngột này. Con cháu cần làm cái ǵ đó cho vơi bớt niềm đau, phải làm đủ lễ th́ ḷng dạ mới yên. Mời được sư tụng kinh siêu độ cũng làm cho tang lễ ấm cúng, trang nghiêm. Và như vậy là đầy đủ lắm. Sau khi hỏa táng, có thể đem tro thả theo chiều gió ở sông hay ở biển, hay giữ trong một ṭa tháp nào đó để con cháu có nơi thăm viếng.
 

So với văn hóa các nước, người Việt sống với người chết quá lâu, hầu như lo cúng giỗ những người đă khuất suốt cả đời ḿnh nếu là người giữ hương hỏa. Ở Huế, nhà nào cũng chọn gian giữa, hay nơi trang trọng nhất để thờ cúng tổ tiên. Hồi bà nội ở với chúng tôi, ngày nào bà cũng thắp nhang bàn thờ ông bà, tháng nào cũng có cúng giỗ, nhớ ngày mất của hàng con cháu đến cô chú, ông bà, ông bà cố, sơ lên đến tằng tổ. Quỹ dành dụm để cúng giỗ chắc là chiếm một phần lớn ngân sách gia đ́nh. Tháng trước (Feb-Mar, 2023), khi về thăm nhà thờ cũng thấy cậu em lo hương khói mỗi ngày! Bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng có hoa tươi, trái cây. Tôi ở Huế 20 ngày mà ăn ba cái giỗ! Ngoài cúng kỵ c̣n chạp mộ, lo tu bổ mồ mả hằng năm nữa. Nhớ công ơn ông bà tổ tiên, nhớ cội nguồn là điểm son trong văn hóa nước ta nhưng để cả đời lo cho người chết mà nhiều khi không chu toàn được cuộc sống của gia đ́nh ḿnh th́ cũng không phải là điều đáng tán thán. Thầy Thích Pháp Ḥa có ư kiến rất hay là không nên cúng kiến lẻ tẻ suốt năm mà nên chọn một ngày trong năm, thuận lợi cho số đông con cháu, như ngày Thanksgivings ở Mỹ, hay ngày lễ Giáng sinh, ngày Tết ở Việt Nam làm ngày hiệp kỵ, đại gia đ́nh tụ họp thăm nhau và nhớ ông bà tổ tiên.. Con cháu về đông đủ, đại gia đ́nh sum họp và thành viên có thể kể lại chuyện xưa của ông bà mà họ c̣n nhớ, nhắc nhở con cháu sống đạo đức, làm lành lánh dữ, với một tâm vị tha, thương người đồng loại, giúp đỡ kẻ khốn khó, làm nhiều điều thiện, rồi hồi hướng công đức cho người đă khuất là điều đáng làm. Nên đi tảo mộ vào mùa xuân, khí trời mát mẽ. Không nên đi chạp trước Tết v́ mùa đông lạnh lẽo ướt át, đường đi lên mộ khó khăn và có thể bị cảm lạnh.
 

Hồi tôi du lịch sang Lào, người tour guide kể rằng người Lào thấm nhuần đạo Phật tin rằng khi bỏ thân tứ đại này là ḿnh hết nghiệp ở kiếp này nên họ không buồn bă lắm. Họ không có tuc lệ mở cửa mả v́ họ không tin linh hồn người chết ở trong đó. Sau hai ngày, họ c̣n cùng nhau ăn uống mừng cho người thân được chuyển thế. Chết là xong một kiếp. Người sống nên ổn định đời sống của ḿnh sau khi người thân qua đời, không nên lo ma chay quá lớn mất nhiều công sức, tiền bạc mà không lợi lạc cho ai cả. Nhiều gia đ́nh c̣n đổ nợ v́ muốn làm ma chay linh đ́nh như thiên hạ! Người Lào vậy mà thực tế v́ thật ra người chết không thành ma ở trong mộ phần.

 

C̣n nhớ câu chuyện tiền kiếp của bà Jenny Cockell ở nước Anh. Bà sinh năm 1953 tại Anh Quốc. Bà có chồng, hai con. Lúc mới 4 tuổi bà nhớ kiếp trước là Mary sinh sống ở một làng nhỏ có tên là Malahide ở Ái Nhĩ Lan. Bà thường ngồi một ḿnh vẽ bản đồ Malahide. Và nhiều đêm cũng thường mơ thấy quang cảnh ở Malahide, những con đường, nhà thờ, ḍng sông. Bà mơ thấy chiều chiều ra bờ đê trông ngóng một chuyến đ̣. Cũng một giấc mơ ấy tái diễn hoài. Sau bao nhiêu năm t́m kiếm, thư từ qua lại giữa hai nước, bà đă về thăm làng Malahide, t́m biết được Mary có họ là Sutton (có thể họ ông chồng?). Mary mất lúc sinh đứa con thứ 6. Bà nhớ nhất lúc Mary lâm chung đă đau đớn cùng cực v́ quá lo cho 6 đứa con bơ vơ, con đầu mới 13 tuổi. Đài BBC Luân Đôn biết được chuyện lạ này nên giúp bà về Ái Nhĩ Lan kiểm tra các dữ kiện . Bà đă t́m ra con đường đưa đến ngôi nhà cũ. Căn nhà đă sập chỉ c̣n cái nền. Bà đến nhà thờ th́ vẫn c̣n sổ sách ghi chép những ngày lễ rửa tội của con bà. Và bà đă gặp được người con trai trưởng năm đó đă ngoài 60, một cựu chiến binh. Người này xác nhận chỗ ở và nhiều kỷ niệm ở trong ngôi nhà chỉ có mẹ ḿnh mới biết và ông là người chiều chiều bà ra bờ đê chờ đợi ông đi làm về. Cuối cùng bà cũng t́m lại được sáu người con. Năm 1994, Chương tŕnh 20/20 của ABC ở Hoa Kỳ cùng bà đến Ái Nhĩ Lan nơi Mary và các con sinh sống làm phóng sự câu chuyện tái sinh hy hữu này và cũng để kỷ niệm sinh nhật 75 của Sonny, con trai trưởng của Mary Sutton. Bà Jenny Cockell năm đó 41 tuổi! Sonny hướng dẫn mẹ và phái đoàn ra thăm phần mộ của Mary. Jenny chỉ ngôi mộ và nói rằng: “Không có ai trong mộ này. Cái c̣n lại trong đó chỉ là những mảnh xương khô, phần năng lực tinh thần hiện nay đang ở trong tôi.” (1)

 

Thật vậy, sau khi tâm thức thoát khỏi xác phàm th́ đi đến những nơi do nghiệp lực dẫn dắt. Điều 12 trong 32 điều Lời Phật Dạy nói rơ: “Chết không có ǵ đáng sợ, như thay một chiếc áo. Tâm thức ta vốn bất sanh, bất diệt nhưng không gọi nó là linh hồn...” Do vậy ta không nên quá đặt nặng phần nghi lễ ma chay và cúng kỵ cho người đă khuất. Nhưng không biết đến bao giờ một tập quán được truyền lại từ ngàn xưa có thể thay đổi!

 

Nguyên Ngọc Hoàng thị Quỳnh Hoa

 

(1). Jenny Cockell ghi lại chi tiết việc đi t́m con của kiếp trước trong cuốn Yesterday’s Children, The extraordinary search for my past life family. Cuốn này được bày bán trên Ebay hay Amazon.

 


 

 

art2all.net