Đặng Lệ Khánh

Người kéo đàn cello ở Sarajevo

(The cellist of Sarajevo)

                                                      

Lúc ấy là 4 giờ chiều ngày 27 tháng 5, năm 1992 tại Sarajevo, thủ đô của xứ Bosnia. Dân chúng đang kiên nhẫn sắp một hàng dài chờ mua bánh ḿ tại một cửa hàng bánh c̣n hoạt động được th́ một quả pháo kích đă rơi xuống ngay giữa đám đông nổ tung, 22 người thiệt mạng ngay tức khắc. Vedran Smailovic đă chứng kiến những mảnh xương da, máu thịt nát tan, gạch ngói cày vỡ tung tóe trước mắt ḿnh.

 

Vedran Smailovic năm ấy vừa 37 tuổi, là một nhạc sĩ cello xuất sắc, bận rộn với những buổi ḥa tấu với các dàn nhạc Sarajevo Opera, The Sarajevo Philharmonic Orchestra, The Symphony Orchestra RTV Sarajevo, và The National Theater of Sarajevo, cũng như tŕnh diễn trong các dịp hội hè và thu thanh, thu h́nh. Giống như bạn bè ông, tuy sống giữa chiến tranh và nghe được những tin tức chiến trận trên khắp vùng Yugoslavia, ông không hề nghĩ rằng chiến tranh có thể lan đến một nơi tuyệt đẹp an b́nh như Sarajevo .

 

Cảnh tượng tang thương mà Vedran Smailovic chứng kiến đă làm ông cảm xúc, quấy động sâu xa đến tâm hồn ông, và ông quyết định sẽ làm một điều ǵ đó để tưởng niệm những người đă nằm xuống. Bắt đầu từ ngày hôm sau, khoác lên người bộ dạ phục trang trọng, ngồi giữa hoang tàn đổ nát của chiến tranh, ông đă liên tiếp đem âm nhạc nói lên những mất mát, những chia ĺa, những hận thù, những chịu đựng. Trong suốt 22 ngày, ông một ḿnh ngồi đàn tại nơi cũ, mỗi ngày cho một nạn nhân chiến tranh, tách ḿnh ra khỏi những huyên náo, những đau thương chung quanh, chỉ để cho những xúc động của ḿnh quay quắt theo tiếng nhạc. Sau thời gian tưởng niệm, ông tiếp tục mang đàn, dùng âm thanh nói hộ ḿnh và hộ người những biến đổi, khổ đau và hy vọng, ở nhiều nơi khác nhau, khi th́ những nơi vừa mới bị tàn phá, khi th́ trong các nghĩa địa, cho đến tháng 12, 1993 khi vượt thoát khỏi Sarajevo mới thôi. (1) (2)

 

 

H́nh ảnh của một người chơi cello giữa đổ nát Sarajevo đă được báo chí đăng tải và lan rộng trên thế giới, đánh động được lương tâm nhân loại về sự tàn bạo của chiến tranh. Có thể đă có những chi tiết thêm thắt vào cho h́nh ảnh của ông trở thành huyền thoại. Có thể câu chuyện của ông được thêm bớt, bị sai lạc ít nhiều, nhưng cốt lơi việc làm của ông vẫn là chuyện thật. Ông đă làm cho nhiều trái tim mềm lại, đă dậy lên những hứng khởi trong sáng tác nâng cao nhân tâm và kêu gọi ḥa b́nh.

 

Một nhà soạn nhạc người Anh, David Wilde, cảm động v́ h́nh ảnh và việc làm của Vedran Smailovic, đă soạn một tấu khúc "The Cellist of Sarajevo" dành cho cello, và sau đó, khúc nhạc này đă được tŕnh tấu trong nhiều buổi ḥa nhạc.

 

Yo Yo Ma đă tŕnh tấu bản này trong buổi Hội Nhạc Cello quốc tế tại Manchester, Anh Quốc vào năm 1994. Theo lời của Paul Sullivan, một nhạc sĩ dương cầm có mặt hôm ấy: "Khi Yo Yo Ma đă kết thúc bản đàn, ông vẫn chúi người lên chiếc cello, cái vĩ đàn vẫn nằm yên trên dây. Nguyên cả thính đường lặng như tờ, không ai nhúc nhích trong một lúc lâu, lâu lắm, như thể mọi người đang chứng kiến những cảnh giết người hăi hùng man rợ. Cuối cùng, vẫn câm lặng, Yo Yo từ từ đứng lên, nh́n qua khán giả, đưa tay về phía chúng tôi. Mọi người dơi theo tay ông, trông chờ người nào đó sẽ tiến ra sân khấu. Và như một luồng điện chạy qua người, chúng tôi trông thấy chính nhạc sĩ cello  Vedran Smailovic đứng lên, tiến ra hành lang đi về phía sân khấu trong khi Yo Yo bước xuống, đi về phía hành lang để gặp Vedran. Hai người dang tay ôm choàng lấy nhau, chỉ cách hàng ghế tôi ngồi một sải tay. Quang cảnh thật khó tin. Cả rạp đứng bật dậy, vỗ tay, reo ḥ, ứa nước mắt, ôm nhau, cười lớn, như thể có một ngọn thủy triều cảm xúc đang ̣a vỡ. Và giữa trung tâm ngọn triều ấy là hai người đàn ông đang ôm nhau khóc thỏa thuê. Yo Yo Ma, nhạc sĩ tài hoa của nhạc cổ điển toàn thế giới, toàn thiện trong y phục cũng như tŕnh tấu, và Vedran Smailovic, vừa mới thoát ra khỏi Sarajevo, mặc chiếc áo khoác chạy xe máy dầu bằng da tả tơi, đầy vết dơ, có đính tua ở tay. Mái tóc dầy, dài và bộ râu rậm bao quanh khuôn mặt ông làm cho ông trông già hơn tuổi, hằn nét đau đớn, đẫm tràn nước mắt."

 

 

 

Vedran Smailovic được xem như là biểu tượng của ḥa b́nh. Ông là niềm hứng khởi cho nhiều sáng tác thơ văn, nhạc, và cũng là một h́nh ảnh anh hùng trong mắt của nhiều thanh thiếu niên, giúp họ t́m thấy hướng đi phục vụ cho ḥa b́nh và từ thiện .

 

Joan Baez đă bay qua thăm Sarajevo vào tháng 4, 1993, đă đi thăm khu tàn phá mà Vedran đă ngồi đàn suốt hai mươi hai ngày, và đă thu h́nh Vedran đang ngồi kéo đàn ngoài đường phố :

 

http://www.youtube.com/watch?v=AkTh_oxtcbk&feature=related

 

Có nhà báo hỏi Vedran có thấy ḿnh bất thường khi đem đàn đi kéo khắp nơi trong thành phố hay không, và ông đă hỏi vặn ngược tại sao không đi hỏi những kẻ gây chiến tranh xem họ có khùng điên không khi bắn phá vào thành phố Sarajevo .

 

Hiện nhạc sĩ Vedran Smailovic ngụ cư tại Warrenpoint, Bắc Ái Nhĩ Lan. Ông vẫn tiếp tục tŕnh diễn, sáng tác và điều khiển các ban nhạc .

 

 

Tranh Derek Houston

 

__________________________________

 

(1) Thành phố Sarajevo của Bosnia đă bị người Serb đem 18,000 quân đến bao vây với mục đích sáp nhập nó vào Cọng Ḥa Srpska. Cuộc bao vây bằng vơ lực với pháo, bom, xe tăng, súng đạn, và tấn công vào trường học, nhà thờ, bệnh viện, bất kỳ nơi đâu,  kéo dài từ ngày 5 tháng 4, 1992 cho đến ngày 27 tháng 2, 1996 mới hoàn toàn chấm dứt. Trong khoảng thời gian đó, ước tính 10.000 người dân đă bị giết hay mất tích, gồm 1500 trẻ em. Khoảng 56.000 người bị thương, trong số đó có 15.000 trẻ em. Cuộc thăm ḍ năm 1991 cho biết dân số Thủ đô Sarajevo là 435.000 người. Nếu tính luôn vùng phụ cận th́ dân số vào khoảng 526.000. Năm 1996, dân số thành phố chỉ c̣n khoảng trên 300,000. Thành phố được giải tỏa sau khi Ḥa Ước Dayton được kư kết tại Paris ngày 14 tháng 12, năm 1995.

(2) Theo trong trailer giới thiệu cuốn sách "The Cellist of Sarajevo" của Steve Galloway, Vedran Smailovic đă đàn bản Adagio in G minor, khi ngồi trên những tàn phá của thành phố. Khúc này, phiên bản ngắn, được dùng làm nền cho bài viết này. (nguồn : Adagio in G Minor (excerp)

Nhạc khúc Adagio in G minor thường được xem là của nhạc sĩ Tomaso Albanoni, nhưng thật ra là của Remo Giazotto, một nhà nghiên cứu nhạc giữa thế kỷ 20 và cũng là người viết tiểu sử của Albanoni ( theo Wikepidia : http://en.wikipedia.org/wiki/Adagio_in_G_minor )

 

Bài viết được trích dịch từ các tài liệu trên internet .

 

Sarajevo's Adagio

Streets of Sarajevo ( John McCutchoen )

Adagio in G Minor

 

 

 

 

trang Đặng Lệ Khánh

art2all.net