QUÀ TẶNG LIÊN PHẬT HỘI
“CUỘC CHIẾN VIỆT NAM VÀ HỆ LỤY TÂM LƯ LÂU DÀI”
Quà Tặng Tuyệt Vời
Tháng 8
năm nay, nhân dịp sinh nhật (đúng ra là mừng thọ)
78 tuổi của tôi, một sự trùng hợp ngẫu
nhiên khi nhà xuất bản Liên Phật Hội nhắn tin là
chuẩn bị nhận quà chuyển đến nhà qua hệ
thống UPS.
Với
bản chất chân quê kẻ ở Làng, tôi vẫn thường
tự nhắc nhủ ḿnh là nên theo điệu sống “tuổi
già phiên phiến”; ai cho quà tặng, dẫu chỉ là một
nắm xôi, th́ ḿnh cũng cười sung sướng nhận
lănh như thằng Bờm trong ca dao là vui rồi. Mà quả
thật là hơn cả nắm xôi trân quư tuyệt vời, một
món quà ngạc nhiên của Liên Phật Hội, đến thật!
Món quà rất trân trọng và quá dễ thương nhưng…
khó nuốt v́ liên quan đến chuyện chiến tranh Việt
Nam và hậu chấn thương tâm lư.
Tôi mở
gói quà ra và mắt già sáng lên, nâng món quà trên tay với nỗi
xúc động tràn ngập, ùa đến bất ngờ: Ôi!
Đó là một cuốn sách in ấn quá đẹp. Cuốn
sách tiếng Anh với tựa đề là: “The Vietnam
War and Its Psychological Aftermath” và tác giả là Doan Kiem
Tran! Sách in ấn công phu làm quà tặng vừa gây ngạc
nhiên thú vị, vừa mang đến cho chính tác giả sự
hănh diện tinh thần mà không trân quư và ngập tràn niềm
vui sao được.
Đây
là luận án Ph.D (Doctoral dissertation) mà tôi đă viết và bảo
vệ thành công trước Hội đồng Giám khảo
USC từ hai, ba mươi năm trước. Số là sau
khi hoàn thành chương tŕnh Thạc sĩ Xă Hội (Master
of Social Works) năm 1987 ở Sac-State và sau 5 năm đi cày,
“tiếng gọi rừng thẳm” sách đèn đẩy tôi
vào vơ đài – chứ không phải văn đài – trở lại.
“Vơ đài” v́ tôi vừa làm việc với nghề CPS cho nhà
nước Huê Kỳ, vừa dạy học ở CRC để
không quên nghề Bụi Phấn; ngoài ra tôi c̣n viết
văn, làm thơ để nhớ Huế, nhớ phường,
nhớ xóm nên khó tránh khỏi t́nh trạng phải vướng
vào bút luận thị phi như lên sàn đấu… vơ!
Năm
1993, tôi lại khởi sự ghi danh theo học
chương tŕnh Tiến sĩ Tâm lư (Doctor of Psychology).
Xương sống cho cấp học Tiến sĩ tại
Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới là phần
viết luận án. Khi khởi đầu, sinh viên nào
cũng nuôi chí "kẻ sĩ luận kinh thư phù thế"
nhưng không ít sĩ tử bị đứt gánh giữa
đường v́ ḿnh pḥ người mà chẳng ai pḥ ḿnh cả
nên đâm ra chán học. Bởi vậy, nửa chừng viết
luận án chỉ mong đủ vừa đủ chữ
nghĩa để ra trường cho xong nợ sách đèn.
Tôi viết và làm xong các thủ tục quy định cho luận
án năm 2000; bảo vệ thành công trước hội
đồng Giám Khảo ngày 21 tháng 2 năm 2001. Chủ tịch
Hội đồng Giám khảo và cũng là giáo sư bảo
trợ chính, GSTS. Roy Sumpter bắt tay chúc mừng và mỉm
cười nói một câu “xanh rờn” rằng: “Nên nhớ,
đậu Cử nhân th́ tưởng ḿnh biết tất cả;
đậu Thạc sĩ th́ nhận ra ḿnh chỉ mới biết
một mặt chuyên môn nào đó của ḿnh và đậu Tiến
sĩ th́ mới biết là ḿnh… chưa biết ǵ cả!
Ngành học Tiến sĩ là sự chuẩn bị
phương pháp luận (methodology) để tự ḿnh học
hỏi và nghiên cứu cái mới chứ chẳng phải là
đă đạt được tầm tri luận và khối
kiến thức chuyên môn nào đó.” Cám ơn Giáo
sư Sumpter. Ngành Tâm Lư Học có cả triệu cuốn
sách. Sau 7 năm theo học bán trú và online, tôi ngoái nh́n lại
đống sách vở cũ và nhận ra rằng, nhiều
lắm cũng chỉ học hỏi qua vài ba trăm cuốn
và đống tài liệu là cũng đủ ngập đầu.
Trong biển học mênh mông, quả nhiên là tôi chưa biết
ǵ cả mà chỉ được trang bị phương
pháp luận "tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi”
để biết ḿnh chưa đáng là cọng rơm trên
cánh đồng tri thức.
Thật
ra, nếu để cho chính ḿnh tự do chọn lựa th́
tôi chưa dám cho in ấn và xuất bản tập luận
án nầy v́ trong những ngày miệt mài vào thư viện
đọc luận án tiến sĩ được tàng trữ
trong thư viện của các trường UC Davis, UC
Berkeley, Stanford… gần nhà ḿnh, tôi mới thấy được
tài năng của những bậc “Đường Sơn
Đại huynh” trong môi trường đại học Hoa
Kỳ mà phát khiếp! Có những luận án tiến sĩ
dài tới 3000 trang, nhưng cũng có luận án chỉ 50
trang. Tôi c̣n nhớ luận án 50 trang của một sinh viên
Đức về âm nhạc thật là đáng “khuynh cái hạ
mă” bởi những phần nghiên cứu và tŕnh bày về âm
nhạc đều như là những “khẩu quyết” của
nghệ thuật. Những luận án tiến sĩ của
những sinh viên có tên họ dễ nhận ra lai lịch là
người Việt Nam, Trung Hoa, châu Á th́ rất khôn khéo,
thường viết trong khoảng 2, 3 trăm trang trở
lại đủ để ra trường với những
đề tài ít gây tranh căi nhất.
Rời Huế qua Mỹ năm 1982, giấc mơ đầy ám ảnh của tôi là những nhân tài thế hệ đàn anh xứ Huế được đi du học như thầy Lê Khắc Pḥ, thầy Nguyễn Quới, thầy Lê Văn, thầy Lê Thanh Minh Châu, thầy Lê Văn Hảo, thầy Nguyễn Đức Kiên, thầy cô Lâm Ngọc Huỳnh - Trương Tuyết Anh và các anh chị như Cao Huy Thuần, Thái Kim Lan, Thái Thị Ngọc Dư… thật đáng ngưỡng mộ. So với các bậc “tiền bối” ấy, tôi chưa bao giờ dám mơ – dầu chỉ là trong giấc mơ đầy hoang tưởng nhất – có một ngày gă học tṛ Làng như tôi được ngồi trên ghế nhà trường ngoại quốc. Bởi vậy, từ khi đặt chân đến Mỹ, tôi đă chạy hết tốc lực làm việc và khuyên nhủ các con học tập với khẩu hiệu: “Qua Mỹ mà mấy đứa con chưa tốt nghiệp đại học, ít nhất là 4 năm th́ coi như vẫn c̣n mù chữ.” Vốn nói cho sướng miệng để động viên các cháu nhưng tôi cảm thấy bâng khuâng v́ sợ “nói trước, bước không rời”. Nhưng may quá, tôi có bảy đứa con và không có đứa nào “mù chữ” cả! Tuy hết sức vất vả lo làm việc nuôi con nhưng tôi vẫn cố gắng học để khuyến khích đàn con c̣n khờ dại của ḿnh rằng “Ba già c̣n học được th́ tụi con c̣n trẻ phải gắng lên cho hơn Ba nghe!"
Nhớ
quê hương th́ viết văn làm thơ, thương con
th́ gắng học. Sự khác biệt giữa sách học và
tác phẩm văn học nghệ thuật là “bắt buộc
và tự nguyện”. Gai góc giữa tưởng tượng
phóng bút tự do và quy lệ nghiên cứu là những nguyên tắc
thành văn và bất thành văn. Chữ nghĩa khảo luận
theo tiêu chuẩn đặt ngang tầm chất xám và trái
tim. Ngôn ngữ nghệ thuật cần độ ấm của
trái tim nồng nàn hơn sự khách quan và khoa học của
lư luận. Khi sáng tác truyện cũng như giây phút làm
thơ th́ thường nhà văn, nhà thơ như một
con chim sơn ca hát tự do giữa bầu trời xanh;
nhưng khi viết theo thể khảo luận và nhận
định phải bám trụ nguyên tắc hàn lâm bắt buộc
của một luận án, người nghiên cứu phải
học hỏi, tham khảo, đi sát dữ kiện và sách
giáo khoa, tài liệu chuyên ngành song song với quá tŕnh điều
nghiên thông qua các cuộc thăm ḍ ư kiến được
kiểm chứng.
Bởi
vậy, khi viết bài giáo khoa nộp cho nhà trường th́
câu chữ phải nương vào giá sách. Việc tập
sách nầy in ấn theo tinh thần “dissertation” th́ tôi có
nghĩ đến đă lâu và có nhờ bạn Trần Ngọc
Cư viết tựa (preface) nhưng chưa sẵn sàng
tŕnh làng v́ cần phải dụng công sửa chữa cho phù
hợp với các tài liệu, dữ kiện và thông tin cập
nhật. Cứ ngày một ngày hai chờ ḿnh “phát siêng" bắt
tay vào chỉnh sửa nhưng càng già càng làm biếng… rồi
quên đi. Bởi vậy, nếu chư thiện hữu
độc giả có dịp lướt mắt qua tập
sách nầy th́ xin đưa ư nghĩ ḿnh vào bối cảnh
“giáo khoa thư” của một gă sinh viên già khoảng 30
năm trước; tuy anh ta viết lách trung thực theo
khung thời gian và sự kiện nhưng đồng thời
cũng bị giới hạn theo tầm nh́n thời đại.
Tập sách có thể đọc qua Online, xin mời bấm
vào địa chỉ:
https://trankiemdoan.net/DISSERTATION_Change_Final.pdf
Hội
chứng Hậu chấn thương Tâm lư (PTSD)
Đây là một món quà hơi… khó nuốt so với nắm xôi của Thằng Bờm. Tập sách là một thế giới nhỏ mang nội dung t́m hiểu và luận bàn về chiến tranh, ḥa b́nh và tiếng thở dài trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ sau ngày buông súng gác kiếm của bao người hùng thời đại – thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng! Vết thương tâm lư chưa thành sẹo. Nỗi thao thức trăn trở c̣n vương theo những ḍng thế hệ kế thừa.
Nửa
thế kỷ trôi qua, thời gian đủ dài để
khép lại một thế hệ: Thế hệ Chiến
Tranh Việt Nam (The Vietnam War Generation). Về sinh mạng
và h́nh tướng, một thế hệ con người có
thể qua đi và mất dấu vĩnh viễn; nhưng về
mặt tâm lư, tâm thức và tâm cảm th́ di lụy chiến
tranh vẫn c̣n dai dẳng, âm thầm lan chuyển và tác
động không biết đến bao giờ.
Cuộc
nội chiến Mỹ (American Civil War) chỉ diễn ra
trong ṿng 4 năm (1861-1865) nhưng chấn thương tâm lư
vẫn c̣n ảnh hưởng đến cả trăm
năm sau và chưa biết đến bao giờ. Cuộc
chiến Việt Nam dài và nạn nhân thương vong gấp
cả mười lần hơn thế nên đă 50 năm
sau ngày hết chiến tranh mà di lụy tâm lư vẫn c̣n
đâu đó.
Trong lịch
sử ngành Tâm Lư Học thế giới, có một chứng
bệnh tâm thần được nhận diện, tham khảo,
nghiên cứu càng ngày càng tạo ra dấu ấn tâm lư
cũng như sự biến tướng lạ lùng và vi tế
đă ra đời sau Chiến tranh Việt Nam. Đó là bệnh
tâm lư PTSD (Post Traumatic Stress Disorder = Hội chứng Hậu
chấn thương Tâm lư). Đây là căn bệnh rối
loạn, chuyển biến và hủy hoại tâm lư mà các
chuyên gia y khoa, tâm lư và thần kinh học đă phát hiện
năm 1980 từ các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia cuộc
chiến Việt Nam c̣n sống sót trở về. Ngày nay,
căn bệnh hậu chấn PTSD đă đă trở thành một
bệnh tâm thần với tầm nghiên cứu phổ biến
nhất trong toàn ngành Tâm Lư Trị Liệu (Psychotherapy) của
thế giới.
Riêng với
người lính Việt Nam của cả hai miền Nam Bắc
đă trực tiếp tham gia cuộc chiến 30 năm th́
hiện tượng PTSD chưa được nghiên cứu
sâu rộng như ở phương Tây. Ngày nay, tài liệu
nghiên cứu về PTSD đă trở thành “thiên kinh vạn
quyển” nên qua những ḍng viết nhỏ bé trong tập
sách, người viết cũng chỉ xin được
làm công việc “hạt muối bỏ biển” để học
hỏi và t́m hiểu một vài khía cạnh rất tiêu biểu
về hiện tượng và ứng dụng của PTSD
đối với người Việt, kể cả cựu
chiến sĩ và dân thường. Bởi trong khoảng 30
năm trước, cộng đồng người Việt
tại Hoa Kỳ c̣n giới hạn, đồng thời sự
t́m hiểu của tôi bị thu nhỏ trong giới hạn
“chữ nghĩa học tṛ” nên mỗi chữ viết ra
đều bị giới hạn thời gian, không gian và quá
tŕnh trải nghiệm. Điều nầy đă chuẩn bị
cho tôi thế sẵn sàng tâm lư khiêm tốn và cầu thị,
mong được đón nhận sự chỉ bảo của
các bậc thức giả về nghiên cứu và trải nghiệm
sống thực của giới đàn anh, đàn chị,
đàn em…
Thuốc
Tâm Lư cho PTSD
PTSD là
một chứng bệnh tinh thần của những người
từng sống trong một đất nước, xă hội
hay biến cố, hoàn cảnh đă trực tiếp trải
qua nhiều biến động và thay đổi mang tính chất
“đổi mạng, đổi đời”. Từ trong và
sau ngày cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, người
Việt trong cũng như ngoài nước đang trải
qua những biến động hoàn cảnh kéo theo biến
động tâm lư. Nếu nh́n qua lăng kính Tâm Lư Trị Liệu
th́ nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, người
Việt trong cũng như ngoài nước từng trải
qua những dao động tinh thần do cuộc chiến
Việt Nam và hệ quả của nó vẫn đang c̣n dấu
ấn trong “tâm lư Việt” ngày nay. Đặc biệt là những
người lính trận đă trực tiếp tham gia cuộc
chiến và đồng bào bị đẩy vào thế hay
hoàn cảnh đưa đẩy đứng bên trong hay bên
lề cuộc chiến của cả hai miền Nam Bắc.
Phương
thuốc an thần theo những phương tiện y khoa của
thời đại mới thường có tính cách trấn
áp nhất thời sự phát tác và hành hạ người bệnh.
Muốn chữa tận gốc, cần thiết phải có
phương tiện trị bệnh dụng công thiện xảo
hơn. Trong khung thời gian vừa lâu vừa dài th́ yếu
tố tinh thần và tôn giáo được xem là những
phương thuốc thần hiệu nhất để chữa
bớt hay chữa lành những bệnh tinh thần đă di
lụy và biến chứng qua nhiều chặng đường
và hoàn cảnh. Phần nửa sau cuộc đời của
thế hệ Chiến tranh Việt Nam, đa số người
t́m đến tôn giáo là cốt yếu để t́m sự
an lạc cho tuổi già và nơi an nghỉ lúc nhắm mắt
xuôi tay. Những phương thuốc thần hiệu nhất
giúp an thần là tôn giáo nói chung. Riêng về Phật giáo trong
nửa sau thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21
đă có một vai tṛ chữa bệnh tinh thần nổi bật
trong xă hội phương Đông cũng như
phương Tây.
Với
ngành Tâm Lư Trị Liệu, trong số các bậc danh tăng
Phật giáo nổi tiếng nhất trên toàn thế giới
trong thế kỷ này, Việt Nam có Thiền sư Nhất
Hạnh chỉ đứng sau đức Đạt Lai Lạt
Ma. Có thể nói đó là những Y sư Tâm Linh giúp nhân loại
giảm bớt những cơn đau tinh thần ngày càng cấp
tính. Thiền sư Nhất Hạnh được thế
giới mệnh danh là “cha đẻ của Chánh Niệm”,
người đă giúp hoằng dương Phật giáo vào
thế giới phương Tây với Chánh Niệm. Tuy Thiền
sư Nhất Hạnh và hậu duệ mới chỉ vận
dụng một tuyệt chiêu “Chánh Niệm” – trong Bát Chánh
Đạo là diệu dược của đạo Phật
chữa bách bệnh, mà trong đó căn bệnh tinh thần
là tiêu biểu nhất – cũng đă có khả năng chinh
phục thế giới phương Tây theo hướng
vương đạo rồi.
Boundless
Spirituality viết: Thích Nhất Hạnh được
biết như là “Cha đẻ của Chánh Niệm”, ông
được xem như có công lao mang đạo Phật
vào phương Tây và đưa chánh niệm lan tỏa rộng
răi nơi này (Thích Nhất Hạnh known as "the Father of
Mindfulness", he is credited with helping to bring Buddhism to the West
and making mindfulness well known there.)
Ô hay!
Trong niềm vui muốn đưa lời cám ơn chơn
chất nhất của ḿnh đến nhà Xuất bản
Liên Phật Hội về món quà đặc biệt cuốn
sách The Vietnam War and its Psychological Aftermath, tôi lại
đi quá xa rồi. Tôi không chắc trong ngữ cảnh của
người Việt chúng ta th́ ḿnh phải dịch thế
nào cho đúng. Nếu dịch chữ theo chữ như một
kẻ khách quan trước cuộc thế th́ sẽ dịch
là “Chiến Tranh Việt Nam và Hậu quả Tâm Lư của
Nó”. Bởi không thể làm kẻ khách quan đứng
ngoài nên khi đưa ḿnh vào nội cảnh th́ tôi phải dịch
là: “Cuộc Chiến Việt Nam và Hệ lụy Tâm lư
lâu dài của
Nó”! Là một
người trong cuộc th́ sẽ thấy được
rằng: hậu quả nghiệt ngă của biến cố
chiến tranh một thời này thường mang hệ lụy
lâu dài đến mai sau.
Cám
ơn đạo Phật đă cho tôi tầm nh́n và hướng
lư giải về thực chất, hiện tượng và
tác động của Chiến tranh Việt Nam trên thân phận…
trùng trùng duyên nghiệp của dân ḿnh so với bao nhiêu dân tộc
khác có cùng hoàn cảnh. Cám ơn Liên Phật Hội đă tặng
một món quà tinh thần tuyệt vời trong dịp “Bảy
lên Tám” cho một lăo Ngoan Đồng không một tí ti… nội
lực thâm hậu mà Kim Dung hoàn toàn chưa biết tới.
Sacramento, Trung Thu 2024 Trần Kiêm Đoàn
|