Thân Trọng Sơn
THẰNG BÉ TRONG HOÀNG HÔN
DƯ HOA Yu Hua 余华
Sinh tại Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Triết Giang, ở tây nam Trung quốc. Lúc khởi đầu cuộc Cách mạng văn hoá, Dư Hoa mới 6 tuổi, nhưng cũng kịp thấu chịu những hệ luỵ của thời cuộc: cha ông là bác sĩ phải chuyển đến một thị trấn nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, lúc này đang bị dịch bệnh sán máng. Tuổi thơ, do vậy, không để lại cho ông nhiều kỷ niệm êm đẹp lắm. Học xong trung học, Dư Hoa được đào tạo ngắn hạn để trở thành nha sĩ, và tuy chẳng mặn mà gì lắm với cái công việc " ngày nào cũng phải nhìn vào mồm người ta ", ông vẫn phải làm nghề này trong 5 năm. Từ nơi làm việc ( một thị trấn nhỏ giữa Thượng Hải và Hàng Châu ), hàng ngày ông nhìn thấy các nhân viên cơ quan văn hoá địa phương nhàn nhã qua lại khiến ông muốn bỏ nghề. Theo lời khuyên của những người này, ông thử viết và công bố một truyện ngắn, đủ để ông trở thành đồng nghiệp của họ. Năm 1988, ông đến Bắc Kinh theo học ở Viện Văn học Lỗ Tấn. Suốt thời kỳ Cách mạng văn hoá, Dư Hoa chẳng được đọc gì khác những tờ áp phích viết chữ to, gọi là Đại tự báo, trên đó ông bỏ qua những khẩu hiệu mà chỉ quan tâm đến những câu chuyện người dân tố cáo láng giềng và thân nhân của mình với đủ tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, như một loại truyện ký ghi truyện thường ngày. Cuối thập niên 80, một số tác phẩm văn học được xuất bản trở lại, nhất là tác phẩm dịch văn học nước ngoài, giúp ông làm quen với những tác giả phương Tây như Kafka, Borges..., ảnh hưởng đến những trang viết đầu tiên của ông. Ban đầu ông viết truyện ngắn, đăng trên những tạp chí địa phương, không gây được sự chú ý nào. Phải chờ đến lúc ông xuất bản cuốn truyện đầu tiên, " Thập bát tuế xuất môn viễn hành " ( Mười tám tuổi ra khỏi nhà đi xa ), ông mới bắt đầu nổi tiếng. Thành công này tạo đà cho Dư Hoa tiếp tục sáng tác. Năm 1993, ông viết cuốn " Sống ", khắc hoạ hình ảnh xã hội Trung quốc suốt thời gian từ thập niên 40 đến lúc khởi đầu chính sách cải cách và mở cửa cuối thập niên 70, qua những bước thăng trầm trong cuộc đời nhân vật Từ Phúc Quý. Vốn con nhà tư sản giàu có, sống trong nhung lụa, vung tiền trong cờ bạc đỏ đen, đến thời Đại Nhảy Vọt và Cách mạng văn hoá, Từ Phúc Quý phải trắng tay, khốn cùng, trở về làm nông dân. Cuối đời, Từ Phúc Quý sống cô quạnh với con trâu già, nhưng vẫn nuôi khát vọng vượt qua nghịch cảnh để sống còn. Tác phẩm trở thành " best- seller", được dịch sang tiếng Anh và càng nổi tiếng hơn khi đạo diễn Trương Nghệ Mưu dựng thành phim với hai diễn viên ngôi sao: Cát Ưu ( vai Từ Phúc Quý ) và Củng Lợi ( vai người vợ ). Cuốn phim đã đạt Giải thưởng lớn của Ban Giám khảo tại Liên hoan Phim Cannes và Cát Ưu Giải Nam diễn viên chính xuất sắc. Năm 1995, Dư Hoa xuất bản tiếp cuốn " Hứa Tam Quan mại huyết ký " ( Truyện Hứa Tam Quan bán máu ). Vẫn là hoàn cảnh bi thảm của người dân ( nghèo túng phải bán máu để kiếm sống và ... để dành tiền cưới vợ. Và vẫn là ước mơ cháy bỏng muốn vượt qua số phận. Năm 2003, cuốn truyện dài hai tập " Huynh đệ ", thuật lại cuộc đời của hai anh em Lý Trọc và Tống Cương qua hai thời kỳ, từ Cách mạng văn hoá đến thời hiện đại, cũng gây được tiếng vang lớn. Sau thời gian này, Dư Hoa ngừng sáng tác để đi du lịch và diễn thuyết theo lời mời của các nhà xuất bản. Mãi đến năm 2010 ông mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới với nhan đề gợi trí tò mò : " Trung quốc trong 10 chữ ". Có thể xem đây là tác phẩm tổng hợp tất cả quan điểm của Dư Hoa trong các sách ông đã viết từ trước đến nay. Bằng cách tóm tắt trong mười chữ: Nhân dân, Lãnh tụ, Đọc, Viết, Lỗ Tấn, Cách mạng, Chênh lệch, Dân quèn, Bắt chước, Lường gạt, Dư Hoa đã nêu lên nhận định về hiện thực xã hội Trung quốc qua cách nhìn phê phán, thẳng thắn và có phần châm biếm. Cuốn sách mới nhất của ông là " Đệ thất thiên " ( Ngày thứ bảy ), ra mắt vào tháng 6 năm 2013. Với bút pháp huyền ảo, Dư Hoa thuật lại những điều tai nghe mắt thấy của nhân vật Dương Phi, sau khi chết được bảy ngày, tức là từ góc độ của thế giới người chết để miêu tả thế giới hiện thực. Tác phẩm đã làm dấy lên nhiều ý kiến tranh luận, khen chê trái ngược nhau. Tác phẩm của Dư Hoa đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ( Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật bản, Hàn quốc... ). Cuốn " Sống " được Giải thưởng Grinzane Cavour Prize, một giải thưởng văn học uy tín của Ý, năm 1998. Cuốn " Huynh đệ ", được giải thưởng Prix Courrier international của Pháp, năm 2008.
Truyện " Thằng bé trong hoàng hôn " giới thiệu sau đây phần nào cho thấy
sự ám ảnh của Dư Hoa về những cảnh tàn bạo ông từng chứng kiến hồi nhỏ,
dưới thời Cách mạng văn hoá. Buổi trưa ngày mùa thu, người đàn ông tên Tôn Phúc đang ngồi cạnh sạp hàng bày đầy trái cây. Ánh nắng chói chang khiến ông phải nheo mắt, đôi mắt với cả năm mươi năm đàng sau. Ông chống hai bàn tay lên đầu gối, tư thế làm ông chồm về trước, trên đôi cánh tay. Dưới ánh sáng mặt trời, mái tóc hoa râm của ông trông ra màu tro, giống như con đường trước mặt ông. Con đường thăm thẳm, ngút ngàn trải dài đến tận chỗ ông và sau đó còn chạy xa tít tắp. Đã ba năm rồi ông vẫn ngồi ở đấy, cạnh bến cảng nơi các chuyến tàu lửa đường xa chở khách dừng lại, kiếm sống bằng việc bán trái cây. Một chiếc xe chạy qua gần chỗ ông ngồi, tung những cuộn bụi nhấn chìm ông, tưởng chừng như một bầu trời đen nghịt trùm lên người, rồi sau đó cả người lẫn trái cây lại hiện ra, như trong ánh sáng lúc bình minh. Khi đám mây bụi mờ đã tan , ông nhìn thấy trước mặt mình một đứa bé giương đôi mắt đen sáng ngời nhìn ông chằm chặp. Ông nhìn thẳng đứa bé áo quần dơ dáy, bàn tay đặt lên một trái cây của ông. Ông nhìn bàn tay thằng bé, móng tay đen và dài sờ vào trái táo đỏ bóng, ông đưa tay lên, vẫy ra trước như muốn đuổi ruồi, bảo thằng bé: " Cút đi! " Thằng bé rút bàn tay đen như than lại, thân hình lắc nhẹ, rồi bỏ đi. Nó chậm rãi bước tới, đôi tay đu đưa, cái đầu có vẻ quá to trên thân hình ốm tong teo của nó. Ngay lúc này có mấy người đến gần sạp hàng, Tôn Phúc quay sang nhìn họ, không quan tâm đến thằng bé đang bỏ đi nữa. Những người này đến trước mặt Tôn Phúc, phía bên ngoài sạp hàng, và hỏi ông: " Táo bán bao nhiêu đây? Còn chuối, nửa ký bao nhiêu? " Tôn Phúc đứng dậy, lấy cái cân, cân táo và chuối, cầm lấy tiền những người khách đưa, rồi lại chống tay lên đầu gối, và ông thấy thằng bé hồi nãy. Nó trở lại. Lần này nó không đứng trước mặt mà ngay bên cạnh ông, đôi mắt đen ngời sáng nhìn chăm chú mấy trái táo trái chuối của Tôn Phúc, trong khi ông cũng nhìn lại nó. Nhìn trái cây một lát, thằng bé ngẩng đầu lên phía Tôn Phúc và nói: " Cháu đói lắm. " Tôn Phúc vẫn nhìn nó mà không trả lời. Thằng bé nhắc lại: " Cháu đói lắm. " Nghe giọng nói trong trẻo, Tôn Phúc vẫn không rời mắt khỏi thằng bé dơ dáy, nhíu mày nói: " Cút đi! " Thằng bé khẽ run lên, Tôn Phúc nhắc lại to hơn: " Cút đi! " Thằng bé giật mình, hoảng sợ, nó ngập ngừng, hai chân đong đưa, rồi quyết định nhúc nhích. Tôn Phúc thôi không nhìn nó nữa mà quay sang nhìn ra đường, ông nghe tiếng tàu lửa ngừng lại phía bên kia, trên tàu, có người đứng dậy, qua khung cửa kính, ông thấy một đám người lấn nhau chen ra phía cửa. Một lúc sau cả một làn sóng người đổ ra hai đầu. Đúng lúc đó, Tôn Phúc quay đầu lại và thấy thằng bé hồi nãy chuồn thật lẹ. Thấy nó chạy ông không hiểu tại sao. Ông nhìn đôi bàn tay nó vung vẫy khi chạy, và nhận ra bàn tay phải của nó đang cầm một vật gì đó, một vật hình tròn mà ông biết ngay: nó đang cầm trái táo. Tôn Phúc đứng dậy, chạy đuổi theo thằng bé, miệng hét lớn: " Ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp, kia kìa, đàng trước đó! " Lúc này đã sang chiều. Thằng bé chạy làm tung bụi mù. Nó nghe tiếng la phía sau, quay đầu lui nhìn, thấy ông Tôn Phúc đang đuổi theo. Nó chạy đến hụt hơi, thở hổn hển, đôi chân yếu dần, cảm thấy không thể chạy xa được nữa, quay đầu nhìn lui lần nữa, nó thấy Tôn Phúc vung tay lên và hét lớn, biết thế nào ông cũng bắt được . Rồi nó dừng lại, quay lui ngẩng đầu lên, và thấy Tôn Phúc đã đuổi kịp. Trước khi ông bắt được, nó đưa trái táo lên miệng và ra sức ngoạm một miếng to. Khi Tôn Phúc chạy tới, ông hất rơi trái táo trong tay nó, và tát vào mặt . Trúng đòn, nó lảo đảo té xuống. Nằm dưới đất nó lấy tay che đầu và cương quyết nhai miếng ngậm trong miệng. Nghe tiếng nhai, Tôn Phúc nắm lấy cổ áo nhấc thằng bé lên. Bị chẹt cổ, nó không nhai được, mở to đôi mắt lồi, trái táo làm hai má phồng lên. Tôn Phúc một tay nắm lấy cổ áo, một tay bóp cổ và hét lớn: " Nhả ra! Nhả ra! " Thấy có đám đông tụ họp lại xung quanh, ông nói lớn: " Nó tưởng còn ăn được nữa ! Nó ăn cắp trái táo của tôi, cắn trái táo và tưởng là ăn hết được! " Rồi ông dang tay tát thằng bé và thét lên: " Nhả ra cho tao!" Thằng bé vẫn ngậm chặt miệng, Tôn Phúc cứ bóp cổ nó: " Nhả ra! " Miệng thằng bé há ra, Tôn Phúc thấy miếng táo nó đã cắn, ông bóp cổ nó mạnh hơn, thằng bé trợn mắt. Có người nói:
" Tôn Phúc, nhìn mắt thằng nhỏ kìa,
chúng sắp lộn ngược ra đó, ông làm nó ngạt thở mất." Rồi ông buông lỏng tay đang siết thằng bé ra, và chỉ lên trời mà nói: " Trên đời này tôi ghét nhất phường ăn cắp... Nhả ra! " Thằng bé bắt đầu nhả những miếng táo ngậm trong miệng ra, nhả từng miếng một, như kiểu một kẻ bị kết án chịu nhục hình phải tự thú, và những miếng táo nó nhả rớt xuống áo quần nó. Khi thằng bé ngậm miệng lại, Tôn Phúc lấy hai tay banh miệng nó ra rồi ngồi xổm xuống nhìn vào bên trong: " Vẫn còn, mày chưa nhả ra hết." Vậy là thằng bé lại khạc tiếp, khạc cả nước bọt, lẩn trong đó vài mẩu táo nhỏ. Thằng bé không khạc ra nữa, tiếng khạc nghe khô khốc, không còn cả nước bọt để khạc. Lúc này Tôn Phúc mới nói: " Thôi được rồi." Tôn Phúc nhìn đám đông vây quanh, nhận ra vài người quen, ông lên tiếng: " Ngày xưa chẳng ai cần lắp ổ khoá cửa cả. Trong làng này cũng không ai phải khoá cửa , đúng vậy không? ". Thấy vài người lắc đầu, ông nói tiếp: " Bây giờ chẳng những phải khoá cửa mà còn lắp thêm ổ khoá nữa. Tại sao vậy? Thì tại mấy thằng ăn cắp này đây. Bởi lẽ đó mà trên đời này tôi ghét nhất là phường ăn cắp." Tôn Phúc quay sang thằng bé, nó ngước lên ông, ông thấy thằng bé mặt dính đất, thẫn thờ nhìn ông, ngây dại trước những lời ông vừa nói. Nhìn vẻ mặt đó, ông dằn giọng nói tiếp: " Theo luật lệ ngày xưa là phải chặt tay, cái tay ăn cắp là phải chặt..." Tôn Phúc cúi xuống thằng bé và thét lên: " Tay nào? " Thằng bé run lẩy bẩy cả người và thu vội bàn tay phải sau lưng. Tôn Phúc chộp lấy bàn tay phải của nó, chìa ra cho mọi người xem và nói: " Chính bàn tay này đây, nếu không tại sao nó giấu lẹ thế? " Thằng bé bật khóc: " Không phải tay này." " Vậy thì tay kia." Tôn Phúc vừa nói vừa nắm lấy bàn tay trái. " Không! " Thằng bé rút bàn tay lại và la lớn, Tôn Phúc tát nó một cái làm nó lảo đảo, ông tát thêm cái nữa, thằng bé không nhúc nhích được nữa. Tôn Phúc nắm lấy tóc nó, hất đầu nó lên và thét vào mặt: " Vậy thì tay nào? " Thằng bé giương mắt nhìn, một lát sau, chìa bàn tay phải ra. Tôn Phúc nắm lấy cổ tay, rồi lấy tay kia nắm lấy ngón giữa, và tuyên bố với mọi người: " Luật lệ ngày xưa là phải chặt tay, thời nay không như vậy nữa, mà quan trọng là giáo dục, vậy thì làm thế nào để giáo dục? " Nhìn thật lâu thằng bé, ông mới nói: " Đây này, làm thế này đây..."
Lấy hết sức lực, Tôn Phúc vặn ngón
tay giữa của thằng bé, nghe một tiếng rắc khô khốc. Thằng bé đau đớn kêu
một tiếng sắc lẻm như lưỡi dao, nhìn ngón tay gãy gập trên lưng bàn tay,
đổ sập người xuống đất. Nói xong ông đưa tay ra đỡ thằng bé dậy, thằng bé quá đau đớn, nhắm nghiền mắt, ông hét nó: " Mở mắt ra, mở to mắt ra!" Thằng bé cố giương to mắt, nhưng cơn đau làm nó méo miệng. Tôn Phúc đá cho nó mấy cái rồi ra lệnh: " Đứng dậy! " Tôn Phúc nắm lấy cổ áo thằng bé, đẩy nó đến trước sạp hàng. Ông lấy trong chiếc hộp giấy ra một sợi giây thừng và trói thằng bé trước sạp hàng. Thấy có mấy người đi theo, ông bảo thằng bé: " Bây giờ mày la lên, la to lên : Tôi là thằng ăn cắp. " Thằng bé nhìn Tôn Phúc nhưng không la lên, Tôn Phúc nắm lấy bàn tay trái của nó, cầm ngón giữa, thằng bé vội vàng la : " Tôi là thằng ăn cắp!" Tôn Phúc bảo nó: " Giọng mày yếu quá. La to nữa lên!" Thằng bé nhìn ông, ngưỡng cổ ra và cố hết sức la: Tôi là thằng ăn cắp! Tôn Phúc thấy gân cổ thằng bé nổi lên, ông lắc lắc cái đầu và nói:
" Đấy, phải la to như vậy đó! "
Khi thấy có người đi ngang qua trước
đường, Tôn Phúc lại bắt nó la: Tôi là thằng ăn cắp. Thuyết giảng đến đây, ông quay sang nói với thằng bé với cái giọng rõ ràng, trong trẻo: " Sau chuyện này mày vẫn ăn cắp hay chừa rồi? "
Thằng bé ráng hết sức lắc đầu ra dấu.
Giây buộc vào cổ chặt quá nên động tác này cũng không rõ, chỉ thoáng
nhanh qua thôi. Tôn Phúc kiêu hãnh bảo mọi người " Các ông bà thấy chưa!
" Tuy vậy nó vẫn phải la: Tôi là thằng ăn cắp. Người qua đường không hiểu nó nói gì, Tôn Phúc giải thích:
" Nó nói: Tôi là thằng ăn cắp". " Mày nói đi, mày còn dám ăn cắp nữa không? "
Nói xong, ông trèo lên xe, bỏ đi theo
con đường dài thăm thẳm, bỏ mặc thằng bé nằm dưới đất. Thằng bé đã đói
nay lại thêm khát, kiệt sức rồi. Nó đã té khi Tôn Phúc tháo sợi giây ra,
và vẫn nằm dài dưới đất khi Tôn Phúc bỏ đi. Nó mở hé mắt, chừng như
không nhìn thấy gì trên đường. Nằm bất động như thế một lát, nó cố gượng
dậy, đứng tựa vào gốc cây, rồi dò dẫm từng bước trên đường, đi về hướng
tây.
Thế rồi, một ngày hè, lúc giữa trưa,
mấy đứa trẻ con chạy đến gọi Tôn Phúc, báo tin con trai ông chết đuối
ngoài ao cạnh nhà. Vậy là, ngay lúc giữa trưa một ngày hè, Tôn Phúc hối
hả lao ra như một kẻ điên. Sau lưng ông, người vợ nước mắt đầm đìa gào
lên thảm thiết. Cả hai ý thức được rằng thế là mình mãi mãi mất đi đứa
con. Đêm về, trong bóng tối ngột ngạt, họ lặng lẽ ngồi nhìn nhau, thổn
thức.
|