VĂN HỮU

Số 24 Mùa Xuân 2014

____________________________________________

 

Bích Hoài 

 

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của

ALBERT CAMUS

 

 

 
          Trong cuộc đời này, tôi luôn luôn có cảm tưởng ḿnh là một kẻ xa lạ. Xa lạ đối với mọi người, xa lạ đối với tôi.

Tôi đi trên đường phố nh́n hoài mà không thấy có ai quen. Sao lạ vậy, đă bước qua khỏi cái tuổi cổ lai hi, vậy mà không thấy được một bộ mặt quen thuộc nào cả. Có lẽ tôi thuộc một thế hệ khác, ở một môi trường khác. Tôi sống không kịp thời đại, vật vờ trong một khung trời xa lạ. Ngay cả tôi không hiểu tôi, như là tôi không quen tôi. Thân xác tôi c̣m cơi, mệt mỏi. Tâm hồn tôi không biết ở đâu. Một người bạn trên Facebook, ở bên kia Thái B́nh Dương, lấy làm lạ sao tôi là đàn ông mà không thấy h́nh tôi trên tài khoản FB của tôi, chỉ thấy h́nh hoa tượng trưng cho phụ nữ làm ảnh b́a. Tôi trả lời hoa là của mọi người, không nhất thiết chỉ là của phụ nữ. Hoa đẹp có thể che giấu gương mặt xấu xí của tôi, và đó là lư do khiến tôi dùng hoa thay người. Và tên tôi cũng là của một kẻ xa lạ.

Đấy, có khi có một cái ǵ bàng bạc, như mây trôi lững lờ trên trời cao, không biết sẽ bay về phương hướng nào, phó mặc cho gió, muốn đưa đi đâu th́ đi, thay h́nh đổi dạng từng phút từng giây. Và v́ thế khi tôi nh́n thấy trên kệ sách quyển L’Étranger (Kẻ Xa Lạ) của Albert Camus, nhà văn Pháp, sinh trưởng ở Algérie, tôi bèn mua về đọc. Tôi đă học về Camus hơn 70 năm về trước khi c̣n ở bậc trung học thời Pháp thuộc, bây giờ chỉ c̣n nhớ mang máng về tác giả này. Cũng nhân dịp năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Camus, nên có lẽ nên đọc lại L’Étranger và chia sẻ những cảm nghĩ với bạn đọc.

Tôi là một kẻ thích nghe nhạc, mặc dầu không am tường nhiều về nhạc. Tôi thích nhạc, nhưng không phải là nhạc sĩ. Công việc của nhạc sĩ là t́m nguồn hứng, chắp nối âm thanh, tạo nên giai điệu, đem đến cho người nghe những cảm xúc trong cuộc đời, qua lời ca do ḿnh sáng tác hay qua những vần thơ của các thi sĩ do ḿnh phổ nhạc. Công việc của người nghe là thưởng thức công tŕnh sáng tác của nhạc sĩ. Người làm nhạc cần có người nghe, cũng như người viết văn cần có bạn đọc. Một âm điệu phát ra mà không có người thưởng thức th́ sẽ tan biến trong không gian, trôi theo thời gian, mất hút vào vô tận.

Vậy, trước khi nói đến văn, chúng ta hăy nghe bài Strangers in The Night do Frank Sinatra hát:

Những kẻ xa lạ trong đêm trao nhau ánh mắt Lấy làm lạ sao cơ may nào trong đêm Họ chia sẻ cho nhau t́nh yêu trước khi đêm tàn

Có một cái ǵ mời gọi trong ánh mắt của bạn Một cái ǵ gây xúc động trong nụ cười của bạn Một cái ǵ nói trong tim tôi là phải có bạn

Những kẻ xa lạ trong đêm Chúng ta, hai người cô đơn, là những kẻ xa lạ trong đêm Cho đến lúc này khi chúng ta nói câu chào hỏi đầu tiên Chúng ta ít biết nhau T́nh yêu chỉ là một cái nh́n thoáng qua, Một cái ôm ấm áp thoáng qua trong điệu vũ

Từ cái đêm hôm đó chúng ta cùng với nhau Thành người yêu ngay phút ban đầu, t́nh yêu trong vĩnh cửu Hóa ra là quá đúng cho những kẻ xa lạ trong đêm.

Và khi nghe nói đến kẻ xa lạ, chúng ta không thể không liên tưởng tới văn sĩ người Pháp Albert Camus.

 

Tiểu sử của Albert Camus

Albert Camus sinh ra ngày 7/11/1913 tại Mondovi, bây giờ là Dréan, một thành phố của Algérie, một trong ba nước Bắc Phi, trước kia là thuộc địa của Pháp, trên bờ biển phía đông bắc Phi Châu, cách biên giới Tunisie 30 dặm. Ông mất ngày 4/1/1960 tại Villeblevin, trong hạt Yonne (Pháp). Ông là một nhà văn triết học, một tiểu thuyết gia, một người biên kịch người Pháp. Ông cũng là một kư giả tích cực, tham gia kháng chiến chống Đức quốc xă. Cha của ông, Lucien Auguste Ca¬mus, là cháu nội của một người di dân nghèo đến từ Bordeaux, một thành phốở miền nam nước Pháp. Cha của ông bị thương trong trận đánh ở Marne trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến và mất ở quân y viện. Ông và người anh trai Lucien được mẹ, Catherine Hélène Sintès-Camus, một phụ nữ gốc Tây Ban Nha, nuôi dưỡng.

Mẹ của Camus, một phụ nữ ít học, chậm phát triển, khắc kỷ, làm nghề giặt quần áo để nuôi các con. Camus rất ngưỡng mộ mẹ, cho nên ông có cảm t́nh sâu sắc với những người nghèo khổ và bị áp bức.

Camus đă sống những ngày nghỉ hè ở băi biển Les Sa¬blettes, dưới bầu trời chan ḥa ánh nắng, nơi đó ông bơi lội, nằm phơi nắng và đá bóng. Ông đă được thầy Louis Germain dạy dỗ giúp ông có học bổng ở bậc trung học và dẫn dắt ông vào “thế giới của ngôn từ.”

Vào tuổi 20, Camus thường cùng với bạn bè đi xe buưt đến Tipasa, nguyên là nơi định cư của người Phoenicia, bị người La Mă chiếm đóng và phát triển thành một hải cảng quan trọng gần 2000 năm về trước. Đây là nơi ông thường cùng các bạn đến chơi và ăn ngoài trời, một nơi đầy ắp những kư ức và cảm giác đối với ông. Ông có một tuổi thơ ồn ào, nghịch ngợm, nhiều mộng tưởng.

Năm 17 tuổi, ông bị các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh lao, phải từ bỏ môn bóng đá và bị tái phát bệnh suốt cả cuộc đời.

Mặc dù vậy, ông cũng tốt nghiệp trường đại học Alger năm 1936, bộ môn triết học. Sau một thời gian làm việc văn pḥng, năm 1938, ông làm phóng viên cho tờ báo Alger Républicain, tường thuật từ những vụ án sát nhân đến nạn đói ở vùng đồi núi Kabylia. Các phóng sự của ông vạch trần sự chểnh mảng của chính phủ, làm cho các nhà cầm quyền thuộc địa nổi giận. Họ đóng cửa tờ báo và đưa ông vào sổ b́a đen, khiến ông mất nghề làm báo.

Năm 1938, Camus xuất bản cuốn “Noces à Tipasa” (Lễ cưới ở Tipasa), trong đó ông ca tụng một thế giới có nhiều ánh mặt trời và niềm vui nhục dục. Ông viết: “Mùa xuân, các thiên thần ngự trị ở Tipasa, nói chuyện qua ánh mặt trời và mùi hương của cây ngải đắng, trên mặt biển lóng lánh ánh bạc, và giữa những bọt nước sáng ngời dồn dập đập trên các tảng đá.

Những tác phẩm chính yếu của ông gồm có:

-L’Étranger (Kẻ Xa Lạ) 1942
-La Peste (Bệnh Dịch) 1947
-Le Mythe de Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe) 1956
-La Chute (Sự Sa Ngă) 1956
-L’Homme révolté (Người Nổi Dậy) 1951

Camus đă viết vô số những tuồng hát, tiểu thuyết, tin tức, phim ảnh, thi ca và những tiểu luận khai triển tính nhân bản dựa trên ư thức về cái phi lư của thân phận con người và cũng về sự nổi loạn xem như là trả lời cho cái phi lư, đưa đến hành động tạo nên ư nghĩa trong cuộc đời, làm nảy sinh niềm vui lạ lùng giúp người ta sống và chết.

Camus được sự kính nể của Jean-Paul Sartre, triết gia thuộc tả phái, và trở thành người bạn được Sartre chú ư đến. Nhờ Sartre ông đă biến đổi trong một đêm từ một người vô danh thành một mănh sư trong văn học.

Nhưng sự phê phán của ông về chế độ chuyên chế của Nga Sô khiến ông cắt đứt mối liên hệ với Jean-Paul Sartre (lúc đó Sartre c̣n có khuynh hướng thiên về chủ nghĩa cộng sản). Camus nhận được giải Nobel Văn học năm 1957 (năm ông mới 43 tuổi), có ảnh hưởng và danh vọng lớn lao trên thế giới.

 

Tác phẩm “Kẻ Xa Lạ” (L’Étranger)

Một buổi trưa mùa hè năm 1939, tại băi biển Bouisseville, nằm về phía tây của thành phố Oran, một người quen của Camus, Raoul Bensoussan, đụng độ với hai người Á-rập mà anh ta cho là đă cḥng ghẹo bạn gái của anh ta. Trong cuộc căi vă sau đó, Raoul bị một trong hai người Á-rập dùng dao đâm gây thương tích. Raoul trở lại, mang theo một khẩu súng, nhưng hai người Á-rập đă bị bắt trước khi Raoul định nổ súng.

Từ sự kiện đó, Camus viết một cuốn tiểu thuyết để đời của ông: cuốn “Kẻ Xa Lạ” (L’Étranger), xuất bản năm 1942, mang chủ đề hiện sinh, sự tha hóa và triết học phi lư, mặc dầu chính ông đă bác bỏ cái nhăn hiệu đó.

Meursault, người kể chuyện trong cuốn sách, là một công dân Pháp, sống ở Bắc Phi, một người của Địa Trung Hải, thấm nhuần văn hóa truyền thống của vùng biển này. Anh đi theo đoàn người đưa linh cữu của mẹ anh về vùng quê ở Algérie. Camus mô tả: “Ánh mặt trời khó chịu. Tôi có cảm tưởng là mạch máu trên thái dương của tôi đập th́nh thịch.” Mặt trời ở Tipasa có một lực ǵ hắc ám đè nặng lên thế giới của Meursault.

Trong cuốn L’Étranger, Meursault kể chuyện đă giết một người Á-rập ở Alger. Sách chia làm hai phần, trước và sau vụ án mạng.

Tháng Giêng năm 1955, Camus nói: “Tôi tóm tắt cuốn L’Étranger, với lời ghi chú là cuốn sách rất là nghịch lư. Trong xă hội của chúng ta, một người nào đó không rơi lệ trong đám tang của mẹ cũng gặp nguy cơ bị xử tử h́nh.” Thế có nghĩa là nhân vật trong quyển truyện của Camus không làm đúng vai tṛ của hắn trong cuộc chơi. Vậy, chúng ta nên xét đến hai phần của quyển truyện.

Phần một: Meursault biết tin mẹ chết. Trong tang lễ, anh không tỏ vẻ ǵ đau buồn. Khi được hỏi anh có cần xem thi thể của mẹ không, anh trả lời không và, thay vào đó, anh hút thuốc và uống cà-phê sữa trước quan tài. Sau đó, anh gặp Marie, một nhân viên cũ trong hăng làm việc của anh. Cả hai làm quen lại với nhau và làm t́nh, bất kể một ngày trước đó mẹ anh qua đời. Vài hôm sau đó, anh giúp một người bạn láng giềng, Raymond Sintès, trả thù nhắm vào người bạn gái của anh, gốc người Maure, bị nghi là phản bội. V́ Raymond, Meursault chấp nhận viết một bức thư t́nh, với mục đích duy nhất mời cô bạn gái đó đến để cho Raymond làm t́nh và đá đi ngay tức khắc, trả mối thù t́nh cảm của Raymond. Meursault không thấy lư do ǵ để giúp Raymond. Nói chung, anh ta chẳng thấy có cảm xúc ǵ đối với người khác.

T́nh trạng leo thang khi cô bạn gái tát tai Raymond. Raymond bị đưa ra ṭa và Meursault làm chứng rằng cô ta đă phản bội Raymond. Tiếp theo, anh của cô gái và một người bạn Á-rập đến hành hung Raymond và rút dao đâm Raymond trong cuộc ẩu đả. Sau đó một ḿnh trên băi biển, Meursault, với cây súng của Raymond, như say nóng, gặp người Á-rập, và khi anh ta rút dao ra, Meursault nổ súng, giết người đó ngay phát súng đầu tiên. Mặc dầu người này đă chết, Meursaul c̣n bắn thêm bốn phát vào xác anh ta. Meursault không nói rơ lư do đặc biệt hay cảm giác của anh về việc này, mà chỉ nại cớ là bị choáng váng v́ sức nóng của ánh mặt trời.

Phần hai: Meursault bị bắt giam và giải thích việc này cùng kể chuyện thời gian trong tù. Anh thấy thoải mái khi không phải đi la cà theo ư muốn và không thể làm t́nh với Ma¬rie. Suốt thời gian trong tù anh chỉ ngủ. Trong phiên ṭa xử, Meursault thản nhiên đến độ thụ động. Điều này cho thấy anh không hề hối hận về tội giết người của anh. Quan ṭa không làm sao bắt được Meursault nói sự thật và nêu rơ việc anh không khóc hay không muốn khóc trong tang lễ của mẹ anh cũng như không có cảm xúc ǵ về việc giết người, không cảm thấy hối hận ǵ về những hành động trong cuộc đời của anh. Ông kết luận Meursault là một quái vật không biểu cảm, không có khả năng hối hận và v́ thế đáng tội tử h́nh về hành động sát nhân của anh. Mặc dầu luật sư biện hộ nói với Meursault là anh có thể được hưởng án nhẹ, anh thấy lo sợ khi phán quyết cuối cùng tuyên phạt anh lên đoạn đầu đài trước công chúng.

Trong trại giam, trong khi chờ bị hành quyết, Meursault gặp vị linh mục nhưng từ chối hướng về Chúa và giải thích Chúa là một sự mất thời giờ. Vị linh mục cố dẫn dắt anh ra khỏi chủ nghĩa vô thần (hay đúng hơn sự lănh đạm của anh), Meursault đă nổi giận bộc lộ sự thất vọng của anh về sự phi lư của thân phận con người và về sự vô nghĩa của cuộc hiện sinh. Anh cho rằng không ai có quyền phán quyết về những hành động của anh. Anh thờ ơ đối với nhân loại.

Nhân vật Marie trong cuốn sách là thư kư đánh máy cùng làm việc chung với Meursault. Một ngày sau khi mẹ của Meursault qua đời, cô gặp Meursault trên băi biển và kết giao với anh. Cô muốn Meursault yêu cô, nhưng anh ta không nghĩ thế. Tuy vậy, anh chấp nhận cưới cô nhưng liền sau đó anh can tội sát nhân. Marie, cũng giống như Meursault, thích thú về t́nh yêu nhục dục. Cô là mẫu người mà Meursault thích trong đời và là người duy nhất mà Meursault luyến tiếc khi anh ta nằm trong tù.

Trên bề mặt, cuốn L’Étranger biểu hiện sự đơn giản mặc dầu được kết cấu một cách công phu. Thực tế th́ cuốn sách là một sự kiến tạo phong phú và chặt chẽ, đầy những t́nh tiết bất ngờ và có phẩm chất trong h́nh thức. Đây là một sự phân tích đầy đủ về ư nghĩa và h́nh thức và sự tương quan giữa ư nghĩa và h́nh thức.

 

Tại sao Camus vẫn là người xa lạ tại Algérie, nơi ông sinh trưởng?

Sau 14 năm sinh sống ở Pháp, Camus trở về bản quán của ông ở Alger, cố chấm dứt cuộc chiến tranh thuộc địa giữa Al¬gérie và Pháp xảy ra từ năm 1954 đến năm 1962. Đây là một nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm. Những người định cư Pháp thuộc cánh hữu toan ám sát ông. Những người cách mạng Al¬gérie cũng nhắm vào ông mà ông không biết.

Camus là một nhà văn lớn trong nền văn chương của Pháp. Trong hai tác phẩm quan trọng L’Étranger và La Peste, ông đưa ra nhận thức về cuộc đời, một sự kết hợp giữa chủ nghĩa khoái lạc và sự cô đơn của con người trong một vũ trụ thờ ơ, lănh đạm.

Camus được xem như là người duy nhất ở bên ngoài Algérie hiểu biết về xứ sở này. Nhưng mặc dầu có những thành tựu đồ sộ và sự gắn bó mật thiết với nơi sinh trưởng, ông không nhận được sự cảm t́nh của Algérie đối với ông. Ông không có tên trong chương tŕnh giảng dạy tại đây. Công tŕnh của ông không được thấy ở thư viện hay nhà sách. Algérie đă xóa sổ ông, xem ông như là một “đứa con bất hợp pháp dong thuyền t́m hiểu biết về người cha thật sự của ông.”

Camus đă mất trong một tai nạn xe hơi ở Pháp vào năm 1960, hai năm sau ngày nhận giải thưởng Nobel. Tờ báo Corriere della Sera của Ư cho rằng mật vụ Nga xô KGB đă giết ông v́ ông công kích nước Nga cộng sản. Năm nay, kỷ niệm 100 ngày sinh của ông, không có một buổi lễ chính thức nào được tổ chức tại Algérie. Sự thờ ơ đó một phần là do cuộc nội chiến trong thập niên 1990, trong đó có 100.000 người vong mạng – phần lớn là những thường dân – trong cuộc đánh nhau giữa những phần tử kích động Hồi giáo và chính quyền quân sự. Số đông người dân Algérie quá bận rộn t́m sự sống c̣n hơn là lo về di sản văn chương.

Nhưng đó cũng là do sự phức tạp trong quan điểm chính trị của Camus. Mặc dầu ông có cảm t́nh với người Á-rập và nản ḷng đối với người Pháp thực dân, Camus cho đến cuối đời vẫn tin tưởng rằng Algérie phải là một phần của nước Pháp. Do đó, Camus được xem như là một thực dân. Theo Catherine Camus, con gái của ông, hiện là người quản lư di sản của ông, th́ Camus hoàn toàn là người Algérie. Theo Mahieddine, người cố tranh đấu thực hiện phim truyền h́nh về cuộc đời của Camus, không nên chối bỏ tài năng của ông, một nhà văn lớn được giải thưởng Nobel Văn học và sự cống hiến của ông cho h́nh ảnh của Algérie trên thế giới.

Thật là đáng tiếc cho một nhà văn có thực tài, một nhà văn được xem là có hai mặt, một Camus mà bản chất là người t́m thấy sự tối tăm và sự kinh hoàng trong ánh mặt trời của xứ sở Algérie.


Bích Hoài

 

Trang Văn Hữu

 

art2all.net