Trương Văn Dân

 

HÀNH TRANG NGÀY TRỞ LẠI

 

Nguồn : Amazon.com

 

Báo B́nh Định

NHÀ VĂN TRƯƠNG VĂN DÂN VÀ NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ

 

“Hành trang ngày trở lại”, tập truyện ngắn của Trương Văn Dân, một Việt kiều tại Italia, người gốc B́nh Định, đă được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2007. Ông cũng là người đă có nhiều đóng góp vào hoạt động của Quỹ Tương trợ người Việt Nam tại Italia, với nhiều hoạt động từ thiện đă tổ chức tại Việt Nam nói chung và B́nh Định nói riêng. Một cuộc gặp gỡ giữa P.V Báo B́nh Định với nhà văn Việt kiều của quê hương.

Trương Văn Dân sinh năm 1953, tại huyện Tây Sơn. Sau khi học Trung học ở Quy Nhơn, năm 1971, ông du học ở Italia, ngành hóa và công nghệ dược. Từ năm 1980, phụ trách nghiên cứu và tổng hợp nguyên liệu dược rồi chuyển qua kiểm tra chất lượng dược phẩm và điều hành sản xuất cho vài công ty thuốc. Năm 1985, ông chuyên về nghiên cứu và phát triển dược phẩm, sau làm Giám đốc Kỹ thuật cho một nhà máy sản xuất thuốc thú y của một tập đoàn lớn của Ư chuyên về ngành này. Hiện nay, ông Trương Văn Dân đă về Việt Nam và sống ở Quận B́nh Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
 


Nhà văn Trương Văn Dân.

Tôi đă dơi theo sự chuyển biến của quê hương

+ Bước chân ra nước ngoài từ năm 18 tuổi, đến nay, đă hơn 30 năm qua sống xa quê hương, trở lại quê nhà (B́nh Định), ông nhận xét ǵ về những đổi thay của quê hương?

- Tôi xa quê hương từ năm 1971 và đến năm 1981 mới về thăm nhà. Thời gian đầu có khi là một, hai năm mới về Việt Nam một lần; nhưng kể từ năm 1990, gần như tôi về hằng năm và những năm sau 2000 th́ có khi tôi về nhiều lần trong một năm. Nói thế có nghĩa là tôi đă thấy sự chuyển biến của đời sống ở Việt Nam theo nhiều thời kỳ. Hiện nay, tôi rất vui khi nh́n thấy đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển của B́nh Định những năm sau này rất ấn tượng. Đời sống của người dân cũng đă khá hơn xưa rất nhiều. Sự đổi thay này không làm tôi bất ngờ, bởi tôi cho đó là xu hướng tất yếu.

+ Là một Việt kiều, ông có ư kiến ǵ đóng góp vào sự phát triển của B́nh Định?

- B́nh Định có nhiều di tích lịch sử. Chẳng hạn, có nhiều đền tháp Chăm, lại từng là nơi định đô của người Chăm; có núi, có sông, bờ biển sạch và đẹp... nên tôi nghĩ, tỉnh nhà có rất nhiều tiềm năng về du lịch văn hóa. Tôi mong tỉnh quan tâm đến việc đầu tư phát triển ngành công nghệ sạch và không ô nhiễm này.

Viết cũng là một cách đi t́m sự sống

+ Là một chuyên gia hóa dược, chuyên nghiên cứu và phát triển dược phẩm như vậy có thể nói công việc và môi trường sống của ông không dính líu ǵ đến văn chương. Vậy duyên cơ nào ông lại bước vào nghề văn?

- Tôi yêu văn chương từ nhỏ. Nhưng khó thể mưu sinh bằng ng̣i bút, nên tôi phải chọn ống nghiệm. Nghiên cứu đ̣i hỏi tính nghiêm túc và sáng tạo, nên theo tôi, nó cũng chỉ khác nghề văn về đối tượng, chứ phương thức làm th́ cũng có phần giống nhau. Tôi bước vào làng văn, chỉ muốn thực hiện những say mê mà khi c̣n trẻ ḿnh chưa làm được.

Thuở nhỏ, tôi cũng đă làm thơ và viết lai rai. Đến khi đi du học, làm trưởng ban báo chí, phụ trách tờ báo sinh viên ở Milano... Nhưng măi đến năm 1994-1995, tôi mới thực sự viết và dịch một số truyện ngắn, gửi đăng ở các tạp chí văn chương trong và ngoài nước. "Hành trang ngày trở lại" là tập truyện ngắn đầu tiên của tôi và thật vui là nó đă được Nhà xuất bản Trẻ in ở Việt Nam.

Nói chung, khi đến văn chương, tôi không hề có tham vọng ǵ với văn chương. Tôi chỉ viết như một nhu cầu giải tỏa nội tâm, như một cách "găi ngứa cho tâm hồn", xem con chữ như một liều thuốc giúp ḿnh trốn chạy những khắc khoải và khỏa lấp cô đơn. Tôi xem viết cũng là một cách đi t́m sự sống, bởi những tư duy, những đào bới tâm hồn của nhân vật, mô tả, ghi chép từng thể hiện nhỏ bé của cuộc đời... cũng chính là những khám phá nội tâm của chính ḿnh và giúp ḿnh hiểu được ḿnh hơn. Và nhân đó, làm giàu thêm cuộc sống của chính ḿnh.

+ Những trang viết trong “Hành trang ngày trở lại” thấm đẫm kư ức với quê hương. Phải chăng, viết văn cũng là một nhu cầu được giăi bày, để vơi nhẹ nỗi ḷng yêu quê hương sau bao nhiêu năm tháng bộn bề mưu sinh?

- Người Việt Nam vốn đa cảm, nên tôi nghĩ, dù phải sống xa quê hương v́ bất kỳ lư do nào, họ cũng chỉ sống "bằng nửa tâm hồn" và phần c̣n lại luôn luôn ngoái nh́n về cố hương bằng tâm trạng khắc khoải với nỗi thương nhớ vô vàn. Thời gian xa quê càng lâu, nỗi nhớ càng nặng trĩu. Với tuổi đời càng ngày càng nặng lên vai, những trang viết của tôi cũng không thể nằm ngoài những suy tưởng và tâm t́nh đó. Đề tài của tôi thường là những ưu tư về cuộc sống...

Và tôi thấy ḿnh cần phải viết về những người thân yêu hay xa lạ mà tôi đă gặp trong đời, đă t́nh cờ hay theo một sự an bài nào đó, trở thành những chứng nhân hay khán giả cho những vui, buồn, rồi tùy theo nhận thức và kinh nghiệm đă trải mà ảnh hưởng, yêu thương hay va đập vào cuộc đời nhau. Có khi, trong một bữa cơm chiều, nh́n ánh mắt hun hút của một đồng hương cao tuổi nh́n ra màn đêm... tôi muốn ghi chép về cuộc đời mang trong tim tấm ḷng hoài cổ, lạc lơng giữa trời Tây, xót xa nh́n cuộc sống quanh ḿnh vùn vụt đi nhanh... rồi cám cảnh và thương thân, v́ đă ĺa bỏ quê hương; nên vật chất tuy sung măn, nhưng miễn cưỡng nhập khuôn trong ḍng sống mà ḿnh cho là vô hồn, rồi vừa bước đi trong ḍng chảy mà cứ ngoái lại đằng sau.. Hay viết về những người mà tôi gặp lại trên quê nhà...


Nhà văn Trương Văn Dân và vợ.

Như một tấm ḷng

+ Hàng năm, Quỹ Tương trợ Người Việt tại Italia đều trao học bổng ở Việt Nam. Ông có thể giới thiệu đôi nét về quỹ này nói riêng và hoạt động của cộng đồng người Việt ở Ư nói chung?

- Quỹ Tương trợ (QTT) của Người Việt tại Italia được chính thức thành lập ngày 29.3.2002, nhằm thành lập một tổ chức không vụ lợi, vận động Việt kiều tại Ư đóng góp vào những hoạt động hướng về quê hương, theo tinh thần tương thân tương ái. Các hoạt động chính của QTT là: tổ chức sinh hoạt cộng đồng, tạo cơ hội tăng cường sự thông cảm và tin tưởng lẫn nhau trong cộng đồng người Việt; phát huy, duy tŕ và tiếp thu văn hóa, phong tục tập quán địa phương để sự ổn định và hội nhập vào đời sống tại Ư ngày thêm hoàn thiện; khuyến khích và tạo điều kiện cho con em thế hệ thứ hai t́m hiểu nguồn gốc, văn hóa Việt Nam, tạo nhịp cầu trong việc hợp tác Ư - Việt; thắt chặt liên hệ và sinh hoạt chung với các hội đoàn Ư. Trong số sáu sáng lập viên của QTT, có hai là người gốc B́nh Định là tôi và anh Trần Minh Châu. Anh Châu ít về Việt Nam, nhưng là người rất tâm huyết và là người khởi xướng phong trào.

+ Ông có thể cho biết đôi nét kết quả của QTT sau hơn 5 năm hoạt động?

- Tính đến 2006, sau 5 năm hoạt động, QTT đă cấp phát học bổng cho học sinh Việt Nam với số tiền là 16.500 Euro (khoảng 360 triệu đồng), cứu trợ băo lụt 4089 Euro (khoảng 89 triệu đồng). Đồng thời, QTT cũng mua gạo, bút mực, tặng máy giặt cho trẻ mồ côi tại Ḥn Đất, Rạch Giá; liên kết với Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam (Torino - Italia) tưởng niệm hai năm ngày mất Trịnh Công Sơn và thành lập thư viện Trịnh Công Sơn tại Torino... Riêng tại B́nh Định, QTT đă phối hợp với Hội Khuyến học B́nh Định cấp học bổng cho 165 học sinh nghèo trong ba năm từ năm 2004 đến năm 2006, với số tiền là 3000 Euro (khoảng 66 triệu đồng). Khi thực hiện các hoạt động từ thiện tại Việt Nam, chúng tôi đă gặp rất nhiều thuận lợi v́ có sự hỗ trợ tận t́nh của các hội khuyến học, các hội phụ nữ, các hội đồng hương, của bạn bè tâm huyết...


+ Thời gian tới, QTT dự định sẽ có những hoạt động ǵ ở Việt Nam nói chung và ở B́nh Định nói riêng?

- Trong năm 2007, QTT sẽ trích 4000 Euro (khoảng 88 triệu đồng) để cấp phát học bổng tại ba tỉnh Quảng Nam, Cà Mau, B́nh Định và Thị xă Rạch Giá (Kiên Giang). Ngoài ra QTT cũng sẽ trích 500 Euro (11 triệu đồng) để đóng góp vào việc mua thuốc và dụng cụ y tế cho đồng bào nghèo. Hiện nay, anh em trong QTT cũng đang kêu gọi thêm các bạn bè và hội đoàn Ư cùng đứng ra thành lập ONLUS, một tổ chức phi lợi nhuận, và nếu được cấp phép, th́ hoạt động của Quỹ tương trợ sẽ được mở rộng hơn do tiềm năng kinh tế lớn hơn, sẽ làm được nhiều việc hơn.

+ Trong số tiền đóng góp để cấp học bổng cho học sinh B́nh Định thời gian tới, nghe nói, có phần đóng góp từ số tiền phát hành “Hành trang ngày trở lại”?

- Việc gây QTT để cấp học bỗng hay sinh hoạt cộng đồng là công sức của tất cả việt kiều và bạn bè tại Ư, c̣n sự đóng góp từ việc phát hành sách chủ yếu chỉ là tấm ḷng của tác giả chứ số tiền rất khiêm tốn. Số là hôm 15.4.2007, Quỹ có tổ chức lễ hội mùa xuân để gặp gỡ vui chơi, gây quỹ, có giới thiệu tập sách và bán với giá ủng hộ. Số tiền bán sách thu được chỉ khoảng 100 Euro (khoảng 2 triệu đồng), đă được góp vào QTT. Ngoài ra, sắp tới, bạn bè cũng giúp tôi phát hành chừng 100 đến 150 quyển ở các nước Ư, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Úc... Nếu bán được, số tiền này cũng sẽ góp vào QTT. Đây là tấm ḷng của tác giả chứ tôi nghĩ chắc sách bán được sẽ không nhiều.

 

Và “hàng trang ngày trở lại” quê hương

+ V́ sao ông lại quyết định về Việt Nam sống?

- Để trả lời câu hỏi của anh, tôi xin được trích một đoạn trong truyện ngắn "Mộng trong giấc mộng", trong tập "Hành trang ngày trở lại". Đó là chuyện của người, nhưng cũng phảng phất suy nghĩ của ḿnh: "Tôi trở lại quê hương, để đặt lại vấn đề an nghỉ cuối đời v́ mệt mỏi sau nhiều cuộc hành tŕnh vinh nhục ở những nơi chẳng phải quê ḿnh. Tôi sẽ t́m thấy ǵ ở đây sau nhiều năm xa xứ? Mọi vật đâu có c̣n như xưa, tất cả đă đổi thay và ḷng tôi cũng đă nhiều thay đổi. Nhưng dẫu sao th́ tôi cũng dễ dàng chấp nhận, v́ cuối cùng cũng quay về nơi tôi mở mắt nh́n đời, nghe lại tiếng ḥ điệu hát đă ru tôi suốt quăng đời thơ ấu. Tôi mong là ḿnh sẽ không đến nỗi bơ vơ như nơi chốn bên bờ Địa Trung Hải, xin cảm ơn mảnh đất đă cưu mang và nuôi sống tôi từ bấy đến nay, nhưng tuổi đời sắp chất chồng đă không giúp tôi hội nhập như xưa. Những năm tháng sau này tôi đă chiêm nghiệm rồi ngán ngẩm cái đời sống lạc lơng, không hội nhập của người già, và nếp sống điên cuồng, thực dụng quá đáng của lớp trẻ. Mọi vinh nhục, mất c̣n, thành công, thất bại, bây giờ đối với tôi, chúng chẳng c̣n mang sức quyến rũ như xưa. Trong tôi chỉ c̣n nỗi ngậm ngùi và xót xa của người con xa xứ...”.

+ Vợ ông, một người Ư, cũng về Việt Nam cùng ông?

- Vợ tôi người Ư, tên là Elena và cùng theo tôi về sống ở Việt Nam. Tôi nghĩ ḿnh may mắn v́ Elena không gặp khó khăn ǵ về hội nhập. Cô nói được tiếng Việt, khá hiểu văn hóa và truyền thống Việt Nam, ăn và chế biến được thức ăn Việt Nam, biết truyện Kiều Chinh phụ ngâm... Ở Italia, vợ tôi là giáo viên môn Pháp văn, nhưng hiện nay, ở TP. Hồ Chí Minh, vợ tôi đang dạy tiếng Ư tại Lănh sự Quán Italia.

+ Xin chân thành cảm ơn ông.


Lê Viết Thọ (Thực hiện)


______

Nguồn:  http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2007/8/47319/

 

 

art2all.net