HẠT MƯA KƯ ỨC
“ ... Nụ đă nghe rất
nhiều câu chuyện mà người thân trong gia đ́nh bồi hồi xao xuyến nhắc về mùa
thu cây bàng lá đỏ có hương cốm thoảng theo gánh cô hàng đong đưa qua phố;
Nỗi nhớ chiều hồ Gươm sương phủ bạc trắng bốn bờ, hiu hắt tiếng sâm cầm ngơ
ngác gọi bầy …”
Lúc thật bé, mọi người trong nhà và các cô bên nhà ông nội đều
gọi nó là Nụ. Nụ chỉ c̣n nhớ ngày c̣n lẫm chẫm đi lại trên khoảng sân gạch
nâu đỏ bên trong khung cửa sắt cao màu xanh ở cổng nhà, lúc nào cũng nghe
văng vẳng tiếng u già gọi cô Nụ ơi hay em Nụ đâu rồi. Giọng u
ấm áp, luôn thấp thoáng ẩn hiện nụ cười đen nhánh, và đôi mắt hiền ḥa dưới
chéo khăn mỏ quạ màu quả trám khô. Nụ thích lắm tiếng u già gọi nó như thế,
nhất là những khi hai u cháu chơi ú ̣a phải trốn, t́m nhau. Âm vang tiếng
gọi của u vừa yêu chiều, vừa dịu dàng, vừa quư mến như đặt Nụ vào một vị thứ
nào đó quan trọng trong gia đ́nh. Nghe là lạ, nhưng dễ chịu, khác với tiếng
Nụ ngắn gọn, cụt ngủn, mọi người khác vẫn luôn dùng để gọi nó; Đôi khi tiếng
gọi dứt khoát của họ làm Nụ hơi bất ngờ, giật ḿnh, và sợ hăi nữa. Tiếng gọi
từ tốn của u già nặng đầy ư quan tâm bảo bọc, t́nh quyến luyến và c̣n như
thầm chuyển mọi an nhiên, từ ái đến che chở Nụ. Nhiều năm qua, Nụ vẫn bâng
khuâng tự hỏi tại sao “cô Nụ ơi” hay “em Nụ đâu rồi” cứ c̣n
măi trong tâm tưởng, và mỗi lần vọng về đều đem lại nhiều ngọt ngào, dịu êm
như thế?
Phố Ngơ Trạm, Hà Nội
Trong trí nhớ, Hà Nội của Nụ là ngôi nhà với khoảng sân
trước khá rộng, có bờ tường gạch bao quanh và khung cổng cao luôn được đóng
kín bằng hai cánh cửa sắt màu xanh lá sấu. Kư ức ấy có u già, quanh năm chít
khăn mỏ quạ thâm đen, và bao giờ quần áo cũng chỉ một mầu tối bạc như bị ám
khói. U già vừa là vú nuôi của Nụ và cũng là một người bà con rất xa trong
họ. Thỉnh thoảng Nụ c̣n ngờ ngợ thấy bóng dáng u dùng cọng lá đu đủ thổi
bóng xà bông cho Nụ đuổi bắt quanh gốc sung khá to ở góc sân. Những bọt bong
bóng trong veo, to nhỏ nhiều cỡ, lóng lánh bay ṿng theo những đốm nắng trưa
vàng mơ. Nụ nhớ thân cây sung có vài vết trầy, dấu khấc đă nám nâu, và hơi
nứt nẻ phần gần gốc, nhưng luôn chi chít các chùm quả mọng tṛn, lung linh
khác mầu nhau, như khoe độ chín của từng quả trên các nhánh. Những khi chiều
chuộng hay nựng nịu dỗ dành Nụ, u già bầy sung vào mấy chiếc giỏ mây nhỏ để
Nụ chơi. Mỗi giỏ một mầu quả, xanh rêu non, đỏ ánh cam, vàng thanh trà, và
tím bồ quân; Những quả sung no nắng hoàng hôn, rực rỡ mầu sắc của một cơi
vàng xưa. Bao năm qua, h́nh ảnh hiền ḥa ngộ nghĩnh ấy vẫn thỉnh thoảng trở
lại, nhưng chỉ lăng đăng trong tiềm thức của Nụ thôi, mờ nhạt như không
thật. Tất cả đều lơ lửng chơi vơi, nhưng quẩn quanh không rời, không phải từ
tưởng tượng hay ảo giác, và cũng chưa bao giờ thay đổi hay tan mất hẳn. Hà
Nội vẫn lặng lẽ trở về với Nụ như vậy. Đôi lần không gian ấy c̣n mơ hồ quyện
hương bồ kết rất nhẹ hay phảng phất mùi vỏ trầu dịu quen từ vai chiếc áo
bông của u già, nơi Nụ nhiều lần áp mặt gắt ngủ trong tiếng ru “à à ơi, à
à ời … cái c̣, cái vạc, cái nông … sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi c̣?”
Tiếng à ơi mênh mang chấp chới chao liệng măi trong giấc ngủ của Nụ.

Phố Hà Nôi.
Hoa sĩ: Bùi Xuân Phái
Nhưng cũng có đôi lần Nụ đă ngờ ngợ nhớ lại một buổi sáng
ảm đạm, mưa lấp lửng khắp nền gạch sân nhà. Cả gia đ́nh dắt díu nhau vội vă
lên xe. Bà ngoại bồng Nụ, bố một tay xách chiếc va li nhỏ, tay kia dắt anh
Cường, mẹ địu em bé và đeo một giỏ nan đựng mấy cái bánh gị, chai nước lọc,
yếm tă em bé, không biết đă được u già chuẩn bị sẵn từ bao giờ. Phố vắng
không một bóng người, nhà nào cũng đóng cửa, đường sũng ướt, ít xe qua lại.
Nụ nhớ măi khi chỉ c̣n lại một ḿnh trong sân, u già mếu máo sụt sùi dấu mặt
trong chéo khăn trùm tóc. Cuối cùng, u chạy ra ngoài cổng, rũ rượi khuỵu
xuống vừa khóc, vừa vẫy tay khi xe lăn bánh rời đi. Nụ váng vất, tức tửi
giăy giụa trong tay bà. Phố lui dần lại, mưa nặng hạt, mờ mịt, không c̣n
nh́n thấy u già nữa.
Kư ức sau đó là hai chiếc máy bay rất to, ướt đầm đ́a
dưới màn mưa phủ tràn sân bay, nơi mà sau này Nụ nghe bà kể là phi trường
Gia Lâm. Rồi h́nh ảnh la liệt người nằm, ngồi chen chúc nhau trên sàn máy
bay quanh chiếc khăn nhỏ bà trải cho mấy anh em Nụ ngồi. Máy bay dằn xóc
cḥng chành, có khi như đột ngột vọt lên cao, rồi lại bất ngờ hạ thấp thật
nhanh. Mọi người trên sàn mất thăng bằng, ngả nghiêng chúi đổ vào nhau nhiều
lần, ồn ào tiếng trẻ em kêu khóc suốt chuyến bay. Tất cả những h́nh ảnh lộn
xộn, thất thường, đảo điên này là Hà Nội c̣n lại trong kư ức của Nụ. Cũng có
thể, khúc đoạn dĩ văng nhỏ nhoi đó đă được phong phú thêm theo những mẩu
chuyện bà ngoại kể mà Nụ c̣n nhớ được, hoặc từ những tấm ảnh ố vàng trong
quyển album gia đ́nh. Tâm trí Nụ toàn các đoạn phim mù mờ, h́nh ảnh nhập
nhằng, gián đoạn, không đầu đuôi như vậy suốt những năm c̣n ở Sài G̣n.

Đường Xá Hà
Nội, Tháng 7, 1954. H́nh: Life Magazine
Hà Nội đấy, bố kể, Nụ được sinh ra ở nhà hộ sinh trên phố Hàng Bún, một nhà
thương khang trang có bên ngoài đẹp như biệt thự, tọa lạc giữa khu nhà yên
tĩnh thuộc trung tâm thủ đô. Bấy giờ, đoạn đường với hai hàng cây bàng gần
nhà thương đang giữa mùa lá đỏ, mây trời biêng biếc, lá khô lác đác quanh
các gốc bàng rêu phong. Phố xôn xao sắc thu. Và Hà Nội c̣n có u già yêu dấu
đă ṿ vơ bón mớm chăm chút Nụ bao đêm ngày. Hà Nội vừa thân quen, gần gũi và
cũng vừa rất xa lạ, khó hiểu. Hà Nội mờ nhạt, thầm lặng, thao thiết đợi
mong, và bàng bạc thôi thúc nhớ nhung. Lần nào hồi tưởng lại, Nụ cũng rưng
rưng vẩn vơ sợ một lúc nào phần kư ức mong manh đó sẽ không trở về nữa.

Gia đ́nh Nụ,
Tết Giáp Ngọ,tháng 2-1954
Nụ rời Hà Nội khi được 3 tuổi, c̣n quá nhỏ để biết hay nhớ thời gia đ́nh
từng sống êm đềm, khá giả ở đấy. Theo lời kể của bà ngoại, bố mẹ đă có ba
căn nhà gạch mái ngói, loanh quanh khu gần hồ Gươm. Khoảng sân có u già chít
khăn mỏ quạ hay luẩn quẩn trong tâm trí Nụ là phần trước căn nhà mà gia đ́nh
cư ngụ trên phố Ngơ Trạm, gần chợ Hàng Da của Hà Nội ba mươi sáu phố thuở xa
xưa. Hai căn nhà c̣n lại được dùng làm cơ sở của một trường tư dậy Pháp Văn
do bố Nụ, chú Thụy và bác Liễn, hai người bạn của bố, cùng đảm nhiệm. Sau
này được đọc một số tác phẩm nhắc đến Hà Nội của các nhà văn trong Tự Lực
Văn Đoàn, Nụ đă nghĩ có thể nhà ở Ngơ Trạm thuộc khu trung lưu của Hà Nội
ngày xưa v́ có khoảng sân trưng bầy mấy chậu cây quư, có bụi hồng trà quanh
năm dịu thơm, có cây phong thủy cành cong dáng nghiêng đặc thù, và một ḥn
đá to có vân ẩn h́nh bóng núi,… đẹp êm đềm như một vườn cảnh nhỏ sau bờ
tường rào. Trên ṿm cổng c̣n thấp thoáng giàn dạ yến thảo quanh năm lác đác
hoa tím rũ dịu dàng. Phong cách bài trí trong sân có nét ngưng đọng của thời
gian, giống như một vườn non bộ nhỏ của những căn nhà khang trang trong phố,
mà các truyện đă kể, và nhà Nụ cũng có cửa sắt mở ra bờ hè rộng, quanh năm
ŕ rào bóng mát cây xanh. Cũng không ít lần, Nụ đă bâng khuâng tự hỏi không
hiểu nhà Nụ ngày ấy có phảng phất sắc thái cổ phong, xa vắng như của nhiều
ngôi nhà ở phố đă nhuốm mầu thời gian, trĩu nặng các hoài niệm? Hay là một
nếp nhà mái xám hoặc ngói đỏ, hiu hắt trong khu phố ảm đạm màu sương mù,
được diễn tả trong các tranh vẽ phố xưa sâu lắng của họa sĩ Bùi Xuân Phái
[1]? Nhưng hẳn là phải thuộc khu thi vị, trữ t́nh v́ Hoàng Anh Tuấn,
người vô cùng yêu Hà Nội, đă không quên nhắc Ngơ Trạm, nơi đọng măi kư ức về
mối t́nh ngọt ngào thơ dại của nhà thơ:
Anh nắn nót một trường thi lăng mạn
Thơ thuở bé khắc ghi t́nh Ngơ Trạm".
(Trích từ “Bài Thơ Hà Nội”, Hoàng Anh Tuấn)
Nụ cũng không thể hiểu tại sao đă luôn nghĩ ngợi, thương nhớ Hà Nội dù không
thật sự biết ǵ về nơi chốn ấy ngoài vài địa danh, h́nh ảnh chắp nối hay tự
tưởng tượng dựa theo các câu chuyện hồi tưởng lại tháng ngày b́nh yên hạnh
phúc cũ của những người lớn trong gia đ́nh.
Giă từ Hà Nội, cuộc sống của gia đ́nh Nụ đă rất long đong, vất vả trong
nhiều tháng đầu tiên ở Sài G̣n.
Trại Tam
Cư ở Trường Pétrus Kư, Sài G̣n
Gần cuối tháng 8 năm 1954, gia đ́nh Nụ đến trại tạm cư
trong khuôn viên của Lycée Pétrus Kư, tên trường vừa lạ vừa khó phát âm
nhưng bố đă tŕu mến nhắc đến rất nhiều lần trong những năm cả gia đ́nh c̣n
ở Sài G̣n.

Trại Tạm Cư ở
Sài G̣n, Tháng 7 1954. H́nh từ Internet
Những h́nh ảnh tiếp theo trong trí nhớ là một khoảng sân trung tâm rất rộng,
nhiều thảm cỏ xanh, nắng trưa rực rỡ, bầu trời bông bênh những dải mây
trắng, và hàng cây hoàng điệp xào xạc tiếng lá trong khuôn viên trường
Pétrus Kư. Trên bốn vuông cỏ rộng giữa sân, hàng hàng lều vải giống nhau
được dựng san sát kín mọi chỗ trống. Gia đ́nh Nụ được chia cho một cái lều ở
góc ngoài gần sát lối đi tráng xi măng. Lều hơi thấp nên anh em Nụ thường
chỉ được ngồi hay nằm mỗi khi về ăn cơm hay chia nhau chỗ ngủ trên chiếc
chiếu choán gần kín diện tích mặt cỏ ở dưới lều. Gia đ́nh ông bà nội cũng ở
một nhà lều như vậy, khoảng gần giữa sân, nơi có tượng cụ Trương Vĩnh Kư
[2]; Bà ngoại gọi là tượng cụ bác học và dậy Nụ phải khoanh tay cúi chào
cụ mỗi khi đi đâu qua vùng trung tâm sân trường.
Từ đó, ngày ngày cô Hiên, tay dẫn Nụ tay cắp rổ, xếp hàng chờ gần cổng
trường để nhận thực phẩm tương trợ của chính phủ hay các tổ chức nhân đạo.
Nắng trưa ong ong, đông người, ngột ngạt nhưng mọi người đều kiên nhẫn chờ
nhận gạo, muối, cá khô để có phần ăn qua ngày. Nhà ông nội đông các cô, chú
nên ngoài cô Hiên, cả cô Loan cũng phải phụ xếp hàng như thế. Thỉnh thoảng,
Nụ được các bác chia gạo dúi cho chiếc kẹo dừa thơm béo ngậy, ngậm vào là
tan lịm thật nhanh trên lưỡi, nhưng vị bùi ngọt mê mẩn của dừa ngào đường
thốt nốt cứ theo Nụ cả ngày. Bao buổi chiều, lũn cũn theo các cô đi hứng
nước, Nụ chỉ bê được một lon guigoz nước vơi vơi, vậy mà về đến lều cũng
luôn lướt thướt ướt. Nhiều hôm ở ngay chỗ ṿi nước, nếu thấy Nụ quá nhem
nhuốc, cô Hiên c̣n xối nước tắm rửa Nụ sạch sẽ trước khi dẫn về lều.
Thỉnh thoảng có hôm trời đổ mưa rào, anh em Nụ phải ở trong lều, nhưng luôn
đùa chơi quanh quẩn ngay lối vào, cùng nhau đếm những hạt bong bóng nước rơi
vỡ trên mặt cỏ; Và đôi lần c̣n từ từ thả từng chiếc thuyền, làm bằng các
mảnh báo cũ gói đồ ăn, cho trôi theo 2, 3 rănh nước đục mầu từ lều ra góc
đường xi măng hơi dốc xuống một cái mương nhỏ. Những chiếc thuyền giấy lạc
loài trôi như mấy cô cháu, anh em Nụ. Những lúc ấy, cô Út luôn ôm Nụ th́
thầm lậy trời xin mưa mau tạnh để đến tối chiếc chiếu ngủ không bị
ướt.
Khi trời chập choạng tối, các ánh lửa yếu ớt từ những ngọn nến nhỏ, đặt gần
cửa các nhà lều, theo nhau nhập nḥa sáng lên. Riêng nhà Nụ, sau bữa cơm
chiều, mấy cô cháu luôn tụ họp quanh ngọn nến leo lét, cười nói ríu rít. Anh
Cường bắt chước cô Út uốn vặn hai bàn tay, rồi dang lên cao hay quơ múa gần
ngọn nến để tạo bóng chim chao, hạc lượn trên bầu trời là vách lều đối diện
chỗ đặt nến. Nhà ấm dần trong những tiếng cười nói trong trẻo, vui nhộn. Cô
Hiên dậy Nụ đếm bóng của những con chim đang xoăi bay theo bầy. Nụ đă đếm
được chim bà, chim bố, chim mẹ, chim con, nhưng c̣n thiếu chim u già. Nụ lại
tủi thân, nước mắt dân dấn, nhưng không dám khóc.
Thấm thoát đă đến mùa Trung Thu. Nụ mang máng nhớ có lần đă được u già dẫn
ra đầu ngă ba gần nhà, nơi có tiệm trưng hàng Tết đón trăng, xem đèn kéo
quân lập ḷe ánh nến, đèn chú thỏ xanh, đèn ông sao vàng, đèn cá chép đỏ, và
những chiếc mặt nạ nhiều mầu bằng giấy bồi được sơn, ghép dầy cộm. Góc phố
tưng bừng nhiều loại đèn căng giấy bóng kính trong suốt, lung linh ánh nến,
rực rỡ mầu sắc trên các khung tre được vót uốn thành h́nh hoa quả hay muông
thú ngộ nghĩnh. Phố đông người qua lại, tiếng chào hỏi nhau rộn ràng. Hương
bánh đậu xanh nướng thơm lừng cả mấy đoạn đường lân cận. Rồi trên đường về,
Nụ thiếp ngủ trên vai u già, mơ mơ màng màng trong tiếng u rủ rê vỗ về “Em
Nụ đánh đu với khướu để cùng lên thăm ông giăng nhé…” và giọng ru ngọt
ngào ngân nga:
Ông giẳng, ông giăng….
xuống chơi với tôi.
có bầu có bạn,
Có váng cơm sôi.
Có nồi cơm nếp,
Có nệp bánh chưng.
Có lưng hũ rượu,
Có khướu đánh đu. …” [3]
Nụ lơ mơ, khướu cũng biết đánh đu, … mây trời lao chao theo nhịp đu quay
ṿng lên ṿng xuống, rồi h́nh như Nụ đă được đặt nằm trong chiếc giường nhỏ
của nó trên gác nhà, nơi có khung cửa sổ gần sát một tán sung lớn, vài chiếc
lá đang ḷa x̣a lấp loáng ánh trăng. Nụ thiếp vào giấc ngủ, bênh bông trong
tiếng hát của trẻ con rước đèn ngoài phố.
Nụ đă ngẩng đầu hoang mang t́m trăng nhiều lần hôm Trung Thu ở trại, nhưng
bầu trời chỉ luôn mờ bạc trong màn mưa. Từ lúc sáng, các lều có trẻ em đều
được phát một, hai con ṭ he xanh đỏ. Nụ nhận được một em lợn mũm mĩm, mầu
ngà, đầu có cài nơ đỏ tím, mũi to háu ăn, miệng em luôn cười thật tươi với
mọi người. Anh Cường được cái trống bỏi có cán mầu đỏ. Suốt buổi anh quay
lắc trống liên hồi. Tiếng trống tạch tạch đục trầm làm không gian trong lều
gần gũi, quen thuộc hơn. Đôi khi tiếng ồn như có vang cả những âm thanh lộn
xộn của các món đồ chơi mà anh em Nụ thường bầy hàng cả ngày khi c̣n ở nhà.
Nụ vẫn nhớ anh Cường hay cột dây kéo chiếc xe gỗ nhỏ, loại chở hàng từ quê
lên phố, chạy ṿng gốc sung, miệng ồn ào giả tiếng c̣i xe ti toe vang động
khắp sân. Có khi cũng vẫn kéo chiếc xe ấy, nhưng anh lại kêu leng keng như
tiếng tầu điện qua phố bờ hồ. Nhưng lâu lắm rồi không c̣n nghe tiếng u già
gọi hai anh em nữa. Nụ nhớ u lắm.
Đêm Trung Thu trời mưa rả rich. Ánh nến mờ sáng nhập nḥa khắp các lều trong
trại. Văng vẳng tiếng kêu tạch tạch của trống bỏi xen trong tiếng hát ḥ hồn
nhiên của trẻ con. Lều nhà Nụ ấm cúng, vui nhộn đặc biệt hơn mọi ngày v́ các
cô và anh em Nụ được xúm xít nghe bố giảng giải cách làm trống bỏi và kể
chuyện về nơi đầu tiên làm những chiếc trống tí hon này. Bố kể ngày xưa
người làng Báo Đáp [4] làm trống bỏi từ đất sét, nan tre, và giấy bồi
tỉ mỉ như thế nào. Các công đoạn như nhào nặn đất sét, hong nắng, chẻ vót
tre, căng bọc mặt trống, cột gắn dùi, tra cán đều đ̣i hỏi sự tẩn mẩn, khéo
tay, kiên nhẫn, v́ mọi bộ phận của trống đều nhỏ và rất mong manh dễ vỡ, dễ
rách… nên làm một cái trống kiểu thủ công tốn khá nhiều công và thời giờ.
Trẻ em lắc trống bỏi để chào mừng chị Hằng và chú Cuội nhập cuộc rong chơi
rước đèn, nghêu ngao hát ḥ mùa lễ. Điều thú vị với cả nhóm là làng làm
trống, Báo Đáp, thuộc vùng kề cận đoạn đê tả sông Đào của tỉnh Nam Định, khá
gần bến Đ̣ Quan, quê quán của u già. Bố c̣n nói âm thanh trống bỏi làm từ
làng này luôn đặc trưng có điệu tạch tạch ṛn, lộp cộp ră. Khi quay trống
liên tục nhanh đều th́ tiếng vang rền vui như của đàn ve hợp ca khoe giọng
mùa hạ. Lúc quay chậm nhẹ từ từ th́ trống kêu đanh, nghẹn như tiếng ếch nhái
than thở trong những đêm mưa phải lây lất ngoài bờ ruộng. Không biết thỉnh
thoảng những tiếng kêu lộp cộp nghẹn, đứt quăng trong đêm Trung Thu buồn bă
ấy có hoàn toàn từ các chiếc trống bỏi trong trại, hay c̣n lẫn cả tiếng than
vắn, thở dài của bọn ễnh ương, chăo chuộc nhớ bờ, nhớ quê đang long đong lưu
lạc trong màn mưa rỉ rả ngoài các mương chảy quanh khuôn viên trường.

Ṭ he thú vật, trống bỏi, ṭ he kèn
Đồ Chơi
Mùa Trung Thu. H́nh từ Internet
Qua Trung Thu, Sài G̣n mưa nhiều hơn. Những trận mưa buổi
chiều luôn bất chợt ào đổ nặng hạt rồi cũng quang tạnh thật nhanh, nhưng
luôn đủ làm các nhà lều bị ẩm ướt nhớp nháp, và đời sống chui rúc chật chội
trong trại thêm vất vả khó khăn. Nước uống thiếu thốn, nhà nào cũng phải xếp
hàng chờ các xe camion đến phân phát nước đă được lóng phèn, mỗi ngày một
lần. Các phương tiện vệ sinh vô cùng giới hạn. Và, v́ cũng gần đến ngày khai
giảng năm học mới nên người tạm trú trong trường được khuyến khích xuất trại
nếu đă t́m được nơi định cư; hoặc phải ghi danh để chính phủ sắp xếp phân
tán đưa đến các khu định cư lâu dài dành cho người di cư.
Thời gian này, các gia chủ hay người đại diện của mỗi nhà lều thường đuợc
chở đi tham quan để có khái niệm thêm về sự sinh hoạt của cộng đồng xă hội
bên ngoài trại. Một số người c̣n được phép ra ngoài t́m nơi tự túc định cư
nếu bầy tỏ ư nguyện muốn xuất trại để xoay sở mưu sinh, không cần sự giúp đỡ
hay hổ trợ thêm của chính phủ. Những chuyến đi này thường chỉ loanh quanh
các nơi trong thành phố hay vùng ngoại ô lân cận Sài G̣n. Ông nội và bố Nụ
ngày nào cũng bận rộn, ráo riết t́m nhà, nên chỉ sau hơn hai tháng ở trại,
mỗi người đều mua được một căn phố trên đường Phan Đ́nh Phùng ở quận 3 Sài
G̣n. Nhà ông Nội cách nhà Nụ khoảng vài trăm mét, nhưng phải băng qua lối
ngơ chính dẫn vào chợ Bàn Cờ và đường Nguyễn Thiện Thuật.
Đường Phan Đ́nh Phùng - Quận
3, Sài G̣n
Giữa tháng 10 năm 1954 gia đ́nh Nụ xuất trại tạm cư, dọn
đến căn nhà mái ngói hai tầng ở gần cuối đường Phan Đ́nh Phùng. Mặt sau nhà
chênh vênh ngay đầu một ngă ba, nơi giao điểm của hai đường hẻm lớn; Cả hai
đều đủ rộng để xe camion thỉnh thoảng chạy từ đường Nguyễn Thiện Thuật vào
khu xưởng đúc kim loại tọa lạc ngay góc bên kia nhà Nụ. Con hẻm đối diện,
trổ gần thẳng góc vào mặt sau nhà Nụ, khá sâu nhưng bề ngang hẹp dần khi đến
chỗ tụ họp của các gian hàng b́nh dân bán đồ ăn điểm tâm, rải rác kín hai
bên hẻm. Hàng ngày, từ rất sớm, tụ điểm này đă nhộn nhịp các gánh xôi, quầy
bánh ḿ, thùng cháo huyết, nồi bánh canh, nhưng hoành tráng nhất là một sạp
cơm tấm với 5, 6 cái đ̣n cho khách ngồi vừa ăn vừa chuyện tṛ rôm rả, vui
nhộn. Khu hàng quà ở ngay đầu lối dẫn vào xóm nhà nhỏ lô nhô nhiều mái tôn,
mái lá, chen chúc lộn xộn trong các ngơ chạy theo h́nh bàn cờ ngang dọc phức
tạp. Con hẻm c̣n lại của ngă ba nằm song song với mặt sau nhà Nụ có lối bên
trái chạy qua chùa Linh Chưởng; quăng duy nhất luôn tĩnh lặng, không xô bồ
như khu có hàng bán, người mua trong xóm; Cổng sân trước chánh điện của chùa
mở ra phần vỉa hè cuối đường Phan Đ́nh Phùng, đoạn phố vắng gần giáp với
đường Lư thái Tổ. Nhưng ngă bên phải của con hẻm này lại dẫn về khu tụ tập
nhiều xe bán quà đêm như các loại chè: bông cau, sâm bửu lượng, hay các món
đỉm sấm, xíu mại, ḅ ṿ viên, … nổi tiếng của đường Nguyễn Thiện Thuật; Khu
này ban đêm luôn sáng choang ánh đèn manchon và dập d́u khách ăn hàng qua
lại nên khá ồn ào, đông đúc. Loanh quanh ngoài mặt đường c̣n có một tiệm ăn
Tàu, tiệm thuốc Bắc, xe phở lưu động, và tiệm tạp hóa Nam Ḥa lớn nhất của
khu chợ Bàn Cờ. Tất cả các tiệm đều rải rác gần lối đường thông từ Nguyễn
Thiện Thuật vào chợ Bàn Cờ lên gần góc đường có chùa Kỳ Viên. Có lần Nụ nghe
bố nói khu hàng ăn này từa tựa như một con đường trên Phố Khách, gần bến tầu
chính của thành phố Nam Định, nơi cũng có các tửu điếm Tàu ồn ào và nhiều
cửa tiệm nhộn nhịp của người Hoa buôn bán làm ăn tại phố biển, quê của bố ở
ngoài Bắc.
Phần lớn hàng xóm quanh nhà Nụ ở ngoài mặt phố Phan Đ́nh Phùng đều là người
Sài G̣n. Họ đă định cư nhiều năm quanh khu chợ và thuộc đủ thành phần những
người có công ăn việc làm trong xă hội. Bà hàng xóm sát vách nhà Nụ có sạp
hàng buôn bán bát đĩa sứ ở ngoài chợ, gia đ́nh ông giáo viên già ở bên kia
đường số lẻ, ở gần chùa có chị em cô kư làm ở kho bạc, cạnh đó là gia đ́nh
ông thầu khoán, rồi đến chú cảnh sát giao thông, gần tới đường Nguyễn Thiện
Thuật có ông nhà văn kiêm kư giả làm báo, cách nhà Nụ ba căn là chú Bảy chủ
tiệm vẽ mẫu quảng cáo cho rạp hát … Mọi người đều chân chỉ làm ăn, cần mẫn
như những con ong, cái kiến ngày đêm miệt mài chí thú vun đắp cho cuộc sống
gia đ́nh hiền ḥa của họ. Ngay từ những ngày mới dọn đến, gia đ́nh Nụ đă cảm
nhận được sự xuề x̣a, giản dị, thân thiện, tốt bụng, và thật ḷng của bà con
miền Nam trong xóm khi họ sốt sắng đón nhận, chào hỏi, hướng dẫn các gia
đ́nh di cư giúp mau chóng hội nhập thành người cùng tổ, cùng phường với họ.
Quan hệ xă hội cởi mở, bản chất dễ thích nghi, phong cách hào hiệp, và t́nh
thân gắn kết của hàng xóm miền Nam những năm đó rất chân thành.
Theo nhận định của nhiều gia đ́nh di cư, họ hàng hay bạn bè của bố mẹ Nụ,
th́ đa số hàng xóm người miền Nam đều giàu ḷng tương trợ, tận tâm giúp đỡ,
và ấm áp ḥa đồng. Những tố chất cao đẹp của người Sài G̣n tương đối hiếm
khi hiển lộ ở đa số người thuộc các vùng miền khác của đất nước. Kết luận
này không chỉ giới hạn ở thời điểm có cuộc di cư năm 1954 mà c̣n dựa trên
những giao tiếp, quan hệ cá nhân mà nhiều người Bắc trung niên, như bố và
các chú của Nụ, từng đă có với bạn đồng môn ở trường học, với các đồng
nghiệp nơi sở làm, hay từ bạn đồng ngũ thời tổng động viên chống Pháp.
Suốt bao năm ở khu Bàn Cờ, gia đ́nh Nụ chưa bao giờ chứng kiến chuyện xích
mích, căi cọ nào đáng kể của hàng xóm láng giềng. Thỉnh thoảng có vài người
nóng nẩy hơi cao giọng to tiếng vài câu, nhưng cũng chỉ thoáng ồn ào một
lúc, rồi lại tự giác giảng ḥa bằng cách rủ nhau ăn nhậu, đùa giỡn, ca ḥ
vọng cổ rất thân t́nh, vui vẻ. Phần đông người quanh xóm đều ân cần, tử tế,
ít chấp nhất, câu nệ nên các gia đ́nh nhập cư không có mặc cảm bị bỏ rơi hay
phân biệt. Dần dà bố mẹ Nụ cũng hội nhập ḥa đồng hơn, để ư quan tâm hỏi
thăm bà con chung quanh mỗi khi gặp nhau đâu đó trong khu phố hay bất cứ nơi
nào, và luôn tích cực quyên góp khi nhà ai trong xóm cần giúp đỡ việc ma
chay giỗ chạp hay một gia đ́nh nào đó không may bị vướng vào các t́nh cảnh
khó khăn.
Nhà Nụ chỉ cách chùa Linh Chưởng mấy chục thước nên ngày nào cũng được nghe
tiếng ngân vọng thanh thoát của các hồi chuông mai và chuông hôm gọi lễ hay
khởi động giờ tụng niệm ở chùa. Các hồi chuông này được bà vải già đều đặn
thỉnh rất đúng giờ. Chuông mai ngân vào lúc trời c̣n chập choạng chưa sáng
hẳn và chuông hôm đổ khi trời nhá nhem gần tối. Tiếng chuông vang chậm răi
trong không gian bao giờ cũng như mang lời thỉnh cầu sự b́nh yên, tốt lành
cho mọi sinh hoạt trong cuộc sống của tất cả cư dân trong xóm. Tác dụng tâm
linh mơ hồ đó giúp mọi người gần gũi với nhau, dần dà nảy nở phát triển tinh
thần đoàn kêt, che chở, đùm bọc hàng xóm láng giềng, rất thân t́nh. Tiếng
chuông chùa cũng góp phần tích cực trong sinh hoạt cuộc sống của cư dân
quanh vùng. Hồi chuông mai đầu ngày đánh thức trẻ em học lớp buổi sáng dậy
chuẩn bị đi học nên hiếm tṛ nào bị trễ giờ đến trường. Và cả hai hồi chuông
như đều đặn nhắc nhở người lao động buôn bán hay nhân viên công sở hành xử
theo đúng các khung giờ thuận tiện cho công việc làm ăn hàng ngày của họ. Ở
chùa, ngoài việc tu học, cầu nguyện hàng ngày, và cúng kiến trong các dịp lễ
hội, hai sư cô và bà vải c̣n cần cù chăm bón khu vườn cây nhỏ ở sân sau, nên
quanh năm chùa có hoa tươi và trái cây vườn như mận, ổi, thị, chuối để dâng
cúng Phật. Trái cây sau khi hạ từ bàn thờ luôn được sư cô xếp vào chiếc khay
lớn đặt trên thềm gạch rộng cạnh lối vào chánh điện để làm lộc chùa cho trẻ
con quanh xóm và khách văng lai đến cúng viếng. Nhờ có ngôi chùa, khu xóm
cũng bớt xô bồ, ồn ào liên tục ngày nọ qua ngày kia. Có vẻ cuộc sống của cư
dân hơi chậm lại trong ngày rằm hay mùng một khi cả hai hồi chuông chùa đều
như đă được thỉnh để tiếng ngân lâu hơn và vang xa hơn thường ngày. Vào hai
ngày đặc biệt của tuần trăng, hẻm chợ bừng sắc vàng vạn thọ, dịu thơm hương
huệ hương nhài, nhẹ nhàng thoảng bay các ṿng khói trầm thanh thoát, không
gian như yên b́nh hơn, và kẻ bán người mua cũng có vẻ xởi lởi, dễ dàng thỏa
thuận giá cả với nhau hơn. Âm vang tiếng mơ sau buổi tụng cuối ngày cũng
mênh mang lắng đọng hơn, giúp cư dân thoải mái ngơi nghỉ sau những ngày dài
chạy vạy, bộn bề, vất vả bao lo toan.
Cuộc sống gia đ́nh Nụ ổn định dần. Sinh hoạt trong nhà vẫn thuần nề nếp hay
thói quen của người miền Bắc. Ông bà luôn mặc áo dài tươm tất mỗi khi ra
khỏi nhà, dù đôi khi chỉ đi một đoạn ngắn trên đường đến thăm con cháu. Ông
đội khăn đống đen, bà vấn đầu bằng khăn nhung mầu sẫm. Áo dài của bà được
may bằng vải gấm hay lụa nội hóa nền nă, chỉ mầu nâu hoặc mầu đen, nhưng
luôn điểm các hoa văn nổi mang chữ phước, lộc, thọ truyền thống. Ngay cả cô
Út lúc đó chỉ độ 13, 14 tuổi cũng mặc áo dài, kẹp tóc gọn gàng mỗi khi ra
chợ Bàn Cờ mua hàng lặt vặt cho bà nội. Gia đ́nh thường xuyên sửa soạn những
món ăn Bắc quen thuộc như cà pháo muối xổi, rau muống luộc chấm tương hay
xào tỏi, canh đậu phụ thuôn cà chua, canh riêu cua đồng, hến kho tương với
lá gừng tươi, cá thu hun khói kho riềng, ốc bươu nấu giả ba ba, thịt lợn
kh́a húng ĺu, thịt ḅ kho gừng, gà kho thảo quả và các vị thuốc bắc. Khi
giao tiếp với hàng xóm, bạn bè mới, đồng nghiệp th́ cách nói chuyện, lối
phát âm, từ ngữ dùng, giọng điệu, và cung cách cũng vẫn giữ nguyên nét thanh
lịch, phép tắc đặc thù của thời c̣n sinh hoạt với người quen hay bạn bè ở Hà
Nội.
Mơ hồ như mọi người đều lẳng lặng cố gắng tránh thay đổi bất cứ thứ ǵ từng
thân quen, gắn bó với quê cũ vẫn c̣n đọng lại trong tâm tưởng. Có lẽ, họ day
dứt bất an với ư nghĩ thay đổi là chối bỏ, ly khai quê quán và ruồng rẫy,
đoạn tuyệt những người thân c̣n ở lại. Và sâu thẳm trong tâm hồn, họ luôn vơ
vẩn buồn bă ch́m trong mặc cảm tội lỗi phản bội cha ông, tổ tiên khi đành
đoạn dứt áo bỏ quê ra đi.
Mênh Mang
Nỗi Nhớ Niềm Đau
Tuy cuộc sống đă ổn định và luôn bận rộn, nhưng dường như
tất cả người lớn đều trải qua những khoảnh khắc bâng khuâng nhớ nhung Hà Nội
tha thiết. Nụ đă nghe rất nhiều câu chuyện mà gia đ́nh bồi hồi xao xuyến
nhắc về mùa thu cây bàng lá đỏ có hương cốm thoảng theo gánh cô hàng đong
đưa qua phố; Nỗi nhớ chiều hồ Gươm sương phủ bạc trắng bốn bờ, hiu hắt tiếng
sâm cầm ngơ ngác gọi bầy; H́nh ảnh đền Ngọc Sơn thấp thoáng bên cội đa vài
trăm tuổi lúc nào cũng như lặng lẽ chờ đợi hoàng hôn ngả chếch nhịp cầu Thê
Húc; Chuyến tầu điện chỉ hai hay ba toa xe mầu đỏ kéo nhau leng keng ṿng
khu bờ hồ thả hay đón khách lên lên, xuống xuống; Con ngơ nhỏ ở phố Thụy
Khuê thơm ngát hương ngâu, hương hoàng lan nơi cô Út, cô Loan, cô Hiên bầy
hàng chơi; Những đoạn phố với hàng cây cơm nguội muôn thuở có tiếng lá reo
như chào đón tà áo các cô của Nụ trên đường họ đi học; Bao hồi c̣i da diết
nỗi bâng khuâng chia ĺa khi đoàn tầu xe lửa rẽ vào ga Hàng Cỏ, đoạn gần Ngơ
Trạm, vào lúc chập choạng tối hai, ba lần trong tuần; Và cả ngôi nhà có
khoảng sân với cây sung trĩu bao nhánh quả hàm tiếu sắc mầu thu Hà Nội. Nụ
cũng nhớ những biểu cảm thờ thẫn, buồn bă, đau đớn trên gương mặt của ông
bà, bố mẹ khi hồi tưởng những đêm Hà Nội đẫm máu và nước mắt thời đạn bom
chiến tranh chống Pháp và tiếng nghẹn nấc ai oán của họ khi nhắc tên những
người thân đă mất thảm thương v́ loạn lạc. Những năm ấy, nhiều lần Nụ đă
nh́n thấy những giọt nước mắt lặng lẽ rơi, rồi cũng lặng lẽ được tự lau khô,
nhưng chừng như nỗi nhớ, niềm đau vẫn mênh mang day dứt dày ṿ, chưa bao giờ
hoàn toàn nguôi ngoai lắng đọng hẳn.
Cuộc di cư vào Nam đă để lại nỗi đau phải chia ĺa, dứt bỏ người thân, bạn
bè; Sự hụt hẫng đoạn tuyệt quê cũ, vườn xưa; Và những mất mát đáng kể về tài
sản cho gia đ́nh ông nội và bố mẹ Nụ. Tuy đau buồn v́ phải buông bỏ tất cả
ruộng vườn, đất hương hỏa, nhà từ đường để đi nhưng gia đ́nh Nụ c̣n may mắn
v́ đem được một phần nhỏ vốn liếng vào Sài G̣n; Và nhờ đó, mà cả gia đ́nh
cũng đỡ vất vả khó khăn khi bắt đầu cuộc sống mới. Nhưng những gia đ́nh bất
hạnh hơn đă phải chịu nhiều hậu quả thảm thương của việc chia cắt đất nước.
Biến cố đau đớn này đă, trong một mức độ nào đó, tàn nhẫn gây ra thảm cảnh
vợ chồng kẻ Bắc, người Nam dang dở bẽ bàng; làm xơ xác thêm bao gia đ́nh chỉ
sống nương tựa vào hoa mầu thu hoạch trên đất đai của họ, và làm đứt đoạn
cuộc đời chân chỉ b́nh yên của một hay vài người xấu số trong các gia đ́nh
từng rất nề nếp, mẫu mực, danh giá trong xă hội.
Một số thân nhân của gia đ́nh Nụ đă cay đắng hứng chịu những tàn hoại phũ
phàng của cuộc phân ly trong bi thương thầm lặng. Thoạt đầu, cũng mang tâm
trạng của phần đông người di cư, những nạn nhân này rất buồn khổ, hoảng loạn
v́ phải trải qua quá nhiều tổn thương, mất mát. Nhưng khác với đa số đă mạnh
mẽ vượt qua khó khăn để vươn dậy, họ lại triền miên bị mắc cạn trong những
vũng sầu, biển đau mênh mông vô tận, không c̣n khả năng ngoi lên làm lại
cuộc đời ở vùng đất phương Nam mới lạ và khác biệt.
Trong sáu ḍng bà con tộc họ gia đinh cùng di cư, đến hai ḍng có người bị
lâm vào t́nh cảnh thương tâm như vậy. Vào miền Nam được vài tháng, và đă
xuất trại lên vùng định cư được phân đất để làm ăn, th́ có vài bác, chỉ vừa
vào tuổi trung niên, bỗng bị nghễnh ngăng, nhớ quên thất thường, ăn nói ngây
ngô như trẻ con. T́nh cảnh này là một bất ngờ chua xót v́ tiền sử ḍng họ
chưa từng có ai bị bất cứ vấn đề ǵ về tâm trí. Quá đau đớn, gia đ́nh những
thân nhân này đă không thể hoàn toàn tập trung gầy dựng việc làm ăn. Họ sợ
hăi, mất tinh thần v́ ngoài áp lực căng thẳng của cuộc sống mới, họ c̣n phải
chịu đựng những bất an, đau buồn, lo nghĩ về bệnh t́nh của người thân. Càng
ngày gia đ́nh họ càng bị đẩy sâu vào t́nh cảnh khó khăn, sa sút, khốn đốn
hơn. Điều thảm thương, bi đát nhất là gia đ́nh c̣n cố gắng làm mọi cách để
giữ người bệnh ở bên họ. Họ sợ mất mát, sợ chia ĺa, và sợ cả tai tiếng, nên
đă u mê mất sáng suốt, khư khư giấu diếm người bệnh ở nhà, khước bỏ mọi
khuyên nhủ chữa trị hợp lư theo y học. Dần dà, người bệnh càng lúc càng bị
nặng hơn, càng đ̣i hỏi nhiều sự quan tâm; và người thân phải bỏ bê việc làm
ăn, lơi là luôn việc chăm sóc hướng dẫn bầy con, em dại cũng trạc tuổi các
cô cháu Nụ. Có lẽ, điều an ủi duy nhất cho các gia đ́nh bà con bất hạnh này
là mấy người bệnh đều không dữ dằn hay bạo động khi ở trạng thái mất tự chủ,
nên công việc chăm sóc, lo liệu cho họ ở nhà cũng phần nào đỡ phức tạp. Tuy
nhiên, những biểu cảm ngây dại, hành động vô ư thức thường xuyên của người
bệnh đă tạo nhiều đau đớn, sợ hăi, gây những tổn thương tâm lư sâu nặng cho
con, em đáng thương của họ.
Nụ nhớ đă rất nhiều lần nghe bà ngoại và bố mẹ ngậm ngùi xót thương nhắc đến
t́nh cảnh của những thân nhân bạc phước này. Hơn nửa kiếp đời ngắn ngủi, họ
từng vô cùng cô đơn, u sầu trong cuộc sống héo hắt, câm nín, chịu đựng, đầy
mặc cảm v́ nỗi đau gia đ́nh có người bị khủng hoảng tâm trí. Họ sống với nỗi
đau như h́nh và bóng, không có đường thoát. Cay đắng, tủi hổ chất chồng đă
đẩy họ dần vào t́nh trạng kiệt quệ tàn hoại, ch́m sâu trong khổ đau. Có gia
đ́nh c̣n bị dập vùi thê thảm đến nỗi con cái hư hỏng, nhà mất, nợ nần, bệnh
tật; không c̣n cơ hội trở lại cuộc sống từng phẳng lặng, hạnh phúc, khá giả,
có danh phận tử tế, có người đă từng một thời mũ măo cân đai huy hoàng ở
ngoài Bắc. Mấy ai hiểu được mức độ hủy hoại thê thảm của bản hiệp định
Genève năm 1954 trên bao thân phận mong manh của những người dân tội nghiệp
thời đó.
Cuộc sống gia đ́nh Nụ được may mắn b́nh thản trôi, không phải đương đầu với
biến cố lớn lao nào trong suốt những năm Nụ c̣n được ở Sài G̣n; nhưng cũng
có những đổi thay chừng mực, và gia đ́nh đă cùng nhau suôn sẻ vượt qua,
thích nghi, ḥa nhâp tốt vào cuộc sống cới mở, nhân bản, tự do ở Sài G̣n,
Tuy thế, sâu thẳm trong tâm hồn ông, bà, bố, mẹ, các cô, các chú của Nụ, Hà
Nội và quê nhà Nam Định vẫn luôn c̣n đó, dù chỉ là các hoài mong vô vọng …
Mọi người vẫn nhắc đến Hà Nội, phố cũ, cảnh xưa, láng giềng ngày nào, vẫn da
diết những tiếc nhớ, vẫn chăm chỉ gửi đi và ṃn mỏi mong chờ những tờ bưu
thiếp chỉ từ Bắc vào Nam, hay ngược lại, nhưng luôn phải chu du ṿng qua
Pháp và vài quốc gia trung gian xa lạ, v́ thế trung b́nh khoảng nửa năm sau
ngày gửi mới may mắn đến được tay người nhận. Những giọt nước mắt long lanh,
thờ thẫn u buồn. Bao tờ bưu thiếp nhỏ hơn bàn tay người lớn, nhàu nát, cũ
kỹ, nḥe chữ, lắm dấu bưu điện chồng chéo; Và nội dung chỉ vài ba ḍng dè
dặt báo hỷ, báo tang, thăm hỏi qua loa mà Nụ đă đọc cho bà ngoại nghe nhiều
đến thuộc ḷng cả ngày, tháng được viết từ quê cũ xa xôi. Có lẽ nào mỗi lần
nghe Nụ đọc lại các tờ bưu thiếp cũ, bà ngoại đă ngộ ra, h́nh dung, hay cảm
nhận thêm đôi ba chi tiết thầm kín ẩn sâu đằng sau ḍng chữ sáo vu vơ câu xă
giao thăm hỏi? Chừng như, đắm ch́m trong suy tư, dằn vặt, và lặng lẽ tan nát
chịu đựng những nỗi đau không có cách giải bầy là tâm trạng bi thảm, chán
chường thường xuyên của những người mà Nụ vô cùng yêu thương.
Dù ngày ngày phải chịu đựng bao khó khăn, mệt mỏi để bươn chải vượt qua mọi
phức tạp, lo toan của cuộc sống tất bật ở Sài G̣n, nhưng cứ vào khoảng cuối
năm th́ những người lớn trong gia đ́nh lại dành nhiều thời giờ buồn bă, ngậm
ngùi, nôn nao nhắc về mùa Đông ở phương Bắc. Nhất là vào những ngày sát Tết
th́ tâm trạng của mọi người càng bồn chồn bất an hay thao thiết đợi mong như
chờ một thứ ǵ đó hay một ai đó, mơ hồ, rất lạ. Cả nhà bầy biện gói bánh
chưng, nấu cỗ Tết mà dường như tâm tư ai cũng ngơ ngẩn theo những ngọn gió
không tên lang thang t́m không gian mùa đông đă vời vợi xa cách.
Chút nắng vàng thu se nhẹ,
Chiều nay, cũng bỏ ta rồi.
Làm sao về được mùa đông?
Chiều thu - cây cầu... đă găy.
Lá vàng ch́m bến thời gian,
Đàn cá - im ĺm - không quẫy.
(Trích từ “Không Đề Gửi Mùa Đông” của Thảo Phương) [5]
Có lẽ những lời tâm t́nh xót xa của nhà thơ đă diễn tả phần nào tâm trạng
khắc khoải, hoài niệm, lạc loài, nhớ quê của những người thân trong gia đ́nh
Nụ.
Vũ Thị Ngọc Thư
(Tháng 8, 2022)
_________________
Chú Thích
[1] Bùi Xuân Phái (01/09/1920 – 24/06/1988 ) là một họa sĩ nổi tiếng
với những bức tranh vẽ về Phố Cổ Hà Nội. Tiểu sử của ông được đăng tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bùi_Xuân_Phái
[2] Tượng bán thân của cụ bác học danh tiếng Pétrus Trương Vĩnh Kư,
đúc vào thập niên 1930, được đặt ở trung tâm sân trường để vinh danh, tưởng
nhớ cụ. Vào thời gian trường được dùng làm trại tạm cư cho những người di cư
năm 1954, tượng cụ được một số cư dân trong trại tôn kính như một biểu tượng
tâm linh. Một số thông tin về vị học giả tài ba Trương Vĩnh Kư được đăng
trên:
http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/mot-cng-trnh-c-nghia-ve-truong-vinh-k-tap-ky-yeu-trien-lm-v-hoi-thao-ve-petrus-truong-vinh-k/
[3] Bài đồng dao của trẻ em, thường được hát lúc đi rước đèn vào dịp
Trung Thu ở các miền quê ngoài Bắc:
Ông trẳng, ông trăng
Xuống chơi với tôi, có bầu có bạn
Có oản cơm xôi, có nồi cơm nếp
Có nệp bánh chưng, có lưng hũ rượu
Có chiếu bám đu, thằng cù xí xoại
Bắt trai bỏ giỏ, cái đỏ ẵm em
Đi xem đánh cá, đem rá vo gạo
Có gáo múc nước, có lược chải đầu
Có trâu cầy ruộng, có muống thả ao
Ông sao trên trời
Nguồn:
https://cadao.me/dong-dao/ong-trang-ong-trang-2/
[4] Làng Báo Đáp thuộc xă Hồng Quan, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là
một làng chuyên làm đèn ngôi sao, đèn kéo quân, các đồ chơi mùa Trung Thu,
và hoa bằng lụa nội hóa. Những năm gần đây nghề làm trống bỏi cũng đang mai
một dần ở ngôi làng đầu tiên làm những chiếc trống ngộ nghĩnh này.
[5] Bài thơ “Không Đề Gửi Mùa Đông” của cố thi sĩ Thảo Phương hiện
hữu trên Internet dưới hai phiên bản khá khác nhau:
Phiên bản thứ nhất:
Dường như ai đi ngang cửa,
Hay là ngọn gió mải chơi?
Chút nắng vàng thu se nhẹ,
Chiều nay, cũng bỏ ta rồi.
Làm sao về được mùa đông?
Chiều thu - cây cầu.. đă găy.
Lá vàng ch́m bến thời gian,
Đàn cá - im ĺm - không quẫy.
Ừ, thôi... ḿnh ra khép cửa,
Vờ như mùa đông đang về!
Phiên bản thứ hai, được nhac sĩ Phú Quang phổ thành ca khúc “Nỗi Nhớ Mùa
Đông”:
Dường như ai đi ngang cửa
Gió mùa đông bắc se ḷng
Chút lá thu vàng đă rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi
Nằm nghe xôn xao tiếng đời
Mà ngỡ ai đó nói cười
Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
Giờ đây cũng bỏ ta đi
Làm sao về được mùa đông
Ḍng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Để nghe chuông chiều xa vắng
Thôi đành ru ḷng ḿnh vậy
Vờ như mùa đông đă về.
art2all.net